Search This Blog

Wednesday, May 17, 2023

ÔNG CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU

 

ÔNG CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU


 


Nhà văn Trần Đĩnh

Hồi  nhỏ, đọc sách cách mạng và nghe các đồng chí lớn tuổi truyền tai nhau  rằng: Ngô Đình Nhu là loại mắt trắng, môi thâm, đam mê quyền lực điên  cuồng, bị bệnh bất lực và ác lắm...tôi cứ đinh ninh như thế cho đến hôm  nay, thấy được tấm ảnh Ngô Đình Nhu trong tàng thư với bộ vest rất chuẩn tây và thật sự trông giống như một diễn viên điện ảnh vậy. 

Không  chỉ ăn mặc lịch lãm, đẹp trai mà Ngô Đình Nhu còn học rất giỏi... sau  những năm tháng chịu sự giáo dưỡng của gia đình và giáo hội ở Huế, đầu  những năm 30 của thế kỷ XX, được đưa sang Pháp du học tại trường Đại học  Văn khoa và trường Ngôn ngữ phương Đông.
Năm  1935, Ngô Đình Nhu là người VN đầu tiên thi đậu vào Trường Quốc gia  Chartes của Pháp (trường Cổ tự học Quốc gia Pháp). Năm 1838, với việc  bảo vệ thành công tại Pháp luận án tốt nghiệp chủ đề “Phong tục và tập  quán của người Bắc Kỳ vào đầu thế kỷ 17 và 18, theo các nhà thám hiểm và  truyền giáo” - luận án được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp chấm  xuất sắc.
Ông  Ngô Đình Nhu là sinh viên Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc trường  Cổ tự học Quốc gia Pháp với thứ hạng Ba. Cũng là người Việt Nam đầu tiên  có bằng Lưu trữ - Cổ tự và bằng cử nhân khoa học.

Trong  lịch sử lưu trữ nhà nước Việt Nam, người được Nhà nước bổ nhiệm đầu  tiên vào chức vụ cơ quan lưu trữ nhà nước trung ương là ông Ngô Đình  Nhu, ông được đánh giá là một nhà lưu trữ có chuyên môn tốt và từng làm  việc ở Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương - từ năm 1938, ông giữ các vai  trò là Chủ tọa Hội đồng Cứu nguy Châu bản và Cố vấn Kỹ thuật 1942-1944,  Phó giám đốc Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương - 1945, và từng là Giám  đốc Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc ở Hà Nội từ tháng 8 năm  1945.

Khi  đã ở đỉnh cao quyền lực chỉ sau tổng thống, Ngô Đình Nhu vẫn làm việc  cần mẫn. Ông có thói quen hút thuốc liên hồi, mỗi lần nửa điếu, trong  một căn phòng không rộng, đầy ngập sách vở, tài liệu ở tầng dưới Dinh Độc lập có gắn máy lạnh và interphone với bên ngoài...


Có  thể nói, ông Ngô Đình Nhu là tiêu biểu cho một số trí thức Việt Nam Âu  học thời bấy giờ, nhưng từ đó đến nay chưa có tác phẩm, bài viết nào  nghiên cứu về Ngô Đình Nhu với tư cách là một nhà trí thức!

*************************

 

NHÀ VĂN TRẦN ĐĨNH 
Người Tiết Lộ Những Chuyện “Động Trời”
●Tuấn Khanh

Giới văn chương không chịu sự kiểm soát của Nhà nước, đã công khai bày tỏ sự thương tiếc với tin nhà văn Trần Đĩnh từ trần ngày 12 tháng năm năm 2022 tại nhà riêng ở Sài Gòn, hưởng thọ 93 tuổi. Trên các trang cá nhân, nhiều người đã viết những dòng kính trọng với một nhà báo, nhà văn suốt đời lận đận vì sự thật. Không thấy có dòng nào đưa tin về sự ra đi của ông trên báo chí nhà nước.

Tác phẩm gây sốc dư luận của nhà văn Trần Đĩnh, là bộ sách Đèn Cù. Trong một lần trò chuyện tại Sài Gòn, ông cho biết đã ôm ấp ý tưởng viết bộ ký lịch sử này, và thực hiện trong hơn 10 năm. Năm 1991, ông tạo những phác thảo đầu tiên và đến năm 2014, khi dàn khoan HD981 của Trung Cộng xuất hiện ở vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế thuộc Việt Nam, ông quyết định gửi đi tại Mỹ (nhà xuất bản Người Việt Books). Tức thì cuốn sách gây rúng động với những câu chuyện kể đời làm báo của ông, và những điều mắt thấy tai nghe liên quan đến nhiều nhân vật quan trọng của Đảng Lao Động và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giải thích việc gửi ra nước ngoài in sách, ông Trần Đĩnh nói rằng “Tôi muốn nói rõ một điểm: tôi gửi in ở ngoài vì ở trong nước không ai in và phát hành cho tôi, không phải tại vì sách có nhiều bí mật. Hai lý do khác nhau.”

Cuộc đời của nhà văn Trần Đĩnh, người cầm bút hơn 70 năm, bắt đầu với công việc ký giả cho tờ Sự Thật – một tờ báo chủ đích tuyên truyền do Trường Chinh làm Tổng biên tập. Nhà văn Trần Đĩnh sinh năm 1930. Năm 16 tuổi ông tham gia Việt Minh theo lời kêu gọi yêu nước, chống Pháp. Do làm việc trong một cơ quan báo chí cao nhất của Đảng, ông có cơ hội gặp gỡ hầu hết các khuôn mặt của chế độ từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, tới Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng, Đỗ Mười… và những quan hệ này – như theo ông tâm tình trên BBC – đã giúp ông sớm nhận ra khuôn mặt thật của giới lãnh đạo cộng sản.

Trần Đĩnh thuộc lớp đảng viên tiên phong gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1948. Ông là người được tin cậy để được trao nhiệm vụ chấp bút tiểu sử của ông Hồ Chí Minh, chấp bút những tự truyện của nhiều nhân vật như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận… nên những gì ông kể trong bản văn Đèn Cù, là có thể tin cậy được.

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vấn đề chọn lựa tư tưởng Mao để chống xét lại, tức là chống lại chủ trương sống chung hoà bình do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là Nikita Khrushchev đưa ra, theo Trần Đĩnh, ông đã ủng hộ lập trường của Khrushchev và chống tư tưởng Mao, nên bị ghép vào tội “chống đảng”. Mặc dù không bị bắt như anh ruột ông là Trần Châu, hay như những người khác như Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên, hoặc phải sống lưu vong như Nguyễn Minh Cần…, nhưng ông bị đày đi cải tạo lao động. Sau đó, tuy ông được xét làm báo trở lại nhưng với điều kiện: Không được ký tên Trần Đĩnh, chỉ viết về nông nghiệp, và không được viết anh hùng, chiến sĩ thi đua và cấp ủy cao. Cuối cùng là không được ở gần thanh niên, bởi sẽ gây tiêm nhiễm tư tưởng phản động cho thế hệ trẻ. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 Trần Đĩnh bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bộ sách 600 trang của ông Trần Đĩnh đã tiết lộ nhiều chuyện “động trời”, trong đó, một trong những chuyện được nhiều người Việt trong và ngoài nước đọc qua, đã bàn tán không ngớt như chuyện ông Hồ Chí Minh và Trường Chinh cải trang đến tham dự buổi đấu tố cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long): “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.” (trang 84).

Đã có lần trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi là những điều ông kể có chứng cứ không, ông Trần Đĩnh đã bật cười nói “Nó là cuộc đời tôi, diễn ra chung quanh tôi. Rất nhiều người cùng thời với tôi chứng kiến nay đã chết, họ đã mang những chứng cứ đó xuồng mồ, nên tôi phải viết lại”.

Câu trả lời thú vị nhất của ông, là khi được hỏi ông viết cuốn hồi ký với nhiều chi tiết gây sốc này, với mục đích gì. “Đèn Cù là tiếng kêu đau của tôi”, nhà văn Trần Đĩnh nói. Ông mô tả rằng người ta làm và sống với những điều tự nhiên, như đau thì phải kêu, và thấy sự thật, phải kể lại. “Đến lúc tôi phải viết xuống vì không thể để ai bịa đặt hay muốn nói như thế nào cũng được”, nhà văn Trần Đĩnh nói.

Lúc sinh thời, trong thời gian sống và làm việc tự do ở Sài Gòn, nhà văn Trần Đĩnh còn là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học, như Linh Sơn của Cao Hành Kiện, Ngầm của Murakami Haruki.

Sau khi sách Đèn Cù trở thành một cú chấn động trong đời sống của người đọc sách, người quan tâm chính trị, báo chí nước ngoài gọi điện thăm hỏi rằng ông có bị khó dễ gì vì bộ sách này hay không, ông trả lời “Tôi đã đến tuổi không còn thấy điều gì làm khó được mình”.

●Tuấn Khanh

Ng: Anh Huy.

************************

VẤN ĐỀ HÔM NAY
Một làn sóng phẫn uất mới từ miền Nam Việt Nam 
nay! 

Nguyễn Duy Ngọc

Suốt từ năm 1975 đến giờ, dân Nam đã ăn đủ mùi tráo trở, xảo quyệt, lọc lừa rồi. Họ ấm ức, họ tức tưởi, họ chán ngán quá nhiều rồi. Người dân Nam nào lên tiếng sẽ bị cho là kỳ thị. Một mgười Bắc 54 lên tiếng cũng bị cho là mất gốc nên mới nói. Còn một người Bắc 75 lên tiếng thì họ cho là vào hùa với dân Nam. Tôi, một con Bắc kỳ 1985 lên tiếng thì bị cho là cố xóa vết tích Bắc kỳ, muốn chứng minh mình là thượng đẳng. Bác sĩ Nhàn Lê, Bắc kỳ 2000 lên tiếng bị cho là nói lấy lòng dân miền Nam.

Đến bao giờ, bao giờ người miền Bắc mới chịu nhìn nhận lại bản thân? Trên Facebook, tôi và Bs Nhàn Lê là hai người lên tiếng mạnh mẽ và thẳng thắn nhất về các thói hư tật xấu của người miền Bắc. Tại sao?

Chúng tôi đã sống ở cả hai miền, chúng tôi đã nếm trải cái khốn nạn, lưu manh của miền Bắc và sự tử tế, nhân hậu của miền Nam. Chúng tôi thấy cần thiết phải lên tiếng.

Và khi bài viết đăng lên cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Những người phản ứng là ai? Là những người vừa vào Nam chơi mấy hôm rồi về hoặc đa phần là những người chưa bao giờ bước chân vào miền Nam. Họ chưa chứng kiến những người đi phát đồ từ thiện cúi người cảm ơn những người đi nhận quà.

Họ chưa từng thấy một gã xăm trổ chặn đứa bé bán vé số lại chửi “đm mày, ba má mày đâu để mày lang thang vầy?” rồi mua cho nó tô mì hoành thánh, sau đó mua hết xấp vé số của nó. 

Cái mà người miền Bắc có trong đầu là gì? “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta, Đảng là kim chỉ nam cho mọi hành động, Tình bác sáng đời ta…” Nên trong một comment phản biện em ếch kia mới hỏi một câu hết sức thanh niên cách mạng đồng chí hội: “Chị đã kết nạp đảng chưa?”

Trong đầu thanh niên miền Bắc thì đầy những khái niệm: “Miền Nam ăn bơ thừa, sữa cặn của Mỹ, bọn Công giáo theo ông Diệm vào Nam, bọn ba sọc đu càng, không có miền Bắc thì miền Nam giờ này vẫn còn dưới ách kềm kẹp của Mỹ-Ngụy…” Chả vậy mà một cô sinh viên tuổi đời chưa tròn 20 mới phơi phới đòi đi giải phóng miền Nam lần nữa…!

Chính vì vậy mà họ luôn mang tâm thế của kẻ thắng cuộc, trịch thượng, thượng đẳng. Với lối giáo dục sai lệch và bóp méo lịch sử, họ không biết phân biệt phải trái và ăn nói như những kẻ vô giáo dục. Đọc tất cả các status, các comment phản biện thì cảm giác chung đều là ngụy biện, lấp liếm, đổ lỗi, giận hờn, trách móc và trên tâm thế của kẻ ban ơn.

Thôi thì bò đội nón ta sẽ gỡ nón cho bò, bị nhồi sọ thì ta sẽ tẩy não. Nhưng còn những người hiểu thời sự, thời cuộc thì sao? Đó là những người lớn, những dư luận viên, những người có sức ảnh hưởng… Những người này thừa hiểu biết về thời cuộc, sự thật và lịch sử nhưng vì nhiều lẽ, tự ái có, tự ti có, cố chấp có, bẻ lái có, vì tiền cũng có, mà cố lái sự việc sang hướng khác.

Khi mới giành được độc lập, Hàn Quốc không lung linh như các bạn thấy bây giờ đâu. Một đất nước hoang tàn, đổ nát, lạc hậu và ngu dốt sau chiến tranh. Nhưng họ đã dẹp bỏ tự ái nhập cả bộ sách giáo khoa của Nhật, là kẻ thù xâm lăng mà họ vừa đánh đuổi, về dịch ra để học. Và hiện nay có một Hàn Quốc với Samsung, Daewoo, Huyndai mà thế giới biết đến.

Tất nhiên không phải ngẫu nhiên mà có một Hàn Quốc như ngày hôm nay. Không phải ai cứ sinh ra cũng sẽ có lòng tự tôn dân tộc như cô nhân viên bán hàng kia. Tất cả là do giáo dục. Giáo dục không chỉ từ nhà trường và gia đình, mà còn từ xã hội và tự giáo dục. Tự giáo dục tức là các hình thức thay đổi bản thân thông qua quan sát, học hỏi từ sách báo, ứng xử của những người xung quanh và nhận thức.

Trên 18 tuổi là chỉ còn tự giáo dục. Nhưng hình như thanh niên miền Bắc không có được kỹ năng này. Họ đi du lịch chỉ để chụp hình khoe Facebook chứ không phải tìm hiểu đời sống, con người, tập tục, văn hóa của một vùng đất lạ. Họ dùng internet chỉ để giải trí, Facebook của họ chỉ dùng để mua hàng online, khoe của và chat chít. Nếu không, họ đã không hớn hở đòi đi giải phóng miền Nam một lần nữa.

Làm thế nào để dư luận không đào xới thêm chuyện Bắc-Nam nữa? Rất đơn giản, các anh chị miền Bắc vốn văn hay chữ tốt, chữ nghĩa một bồ thế nào chả có cách viết. Có điều các anh chị chỉ lo chữa lửa bằng xăng vì các anh chị không biết cúi đầu.

“Bắc kỳ 1985” này cũng không thiếu chữ. Nhưng tôi đâu có đòi giải phóng miền Nam nên mắc mớ chi tôi phải viết?

#SaigonNho
#vandehomnay

 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.