“CÁI TÔI” ĐÁNG GHÉT.
Bằng Phong Đặng văn Âu.
Lời mở đầu: Trong Việt Nam có câu than thở rất
phổ biến: “Lịch sử là môn học mà người Thầy không muốn dạy và người học trò
không muốn học”. Tại vì chế độ cộng sản không cho phép ai được quyền nói
thật. Tại Hải ngoại, không có luật nào cấm sử gia viết thật. Nhưng họ sợ bị ném
đá, cho nên không tiện viết ra Sự Thật. Tình cờ “lạc đường vào lịch sử”, tôi
xin viết ra một số góc khuất của lịch sử để đời sau hiểu dân tộc ta đã có một
thời kỳ như thế.
Là một người có trình độ học vấn
khiêm tốn, nhưng tôi đã đọc ít nhất hơn một lần câu tiếng Pháp “Le moi est
haïssable” (Cái tôi đáng ghét) của nhà tư tưởng Blaise Pascal. Nhưng tôi có
ý nghĩ khác một chút: “Cái tôi đáng ghét thật đấy, nhưng ghét vừa phải thôi.
Nếu ghét quá xá Cái Tôi của mình thì không còn lòng tự ái, tự trọng để sống cho
ra Con Người”.
Tôi có một số bạn hữu rất tốt, rất
chân tình mà tôi rất quý trọng và luôn luôn nhớ ơn. Xin kể ra đây hai người
bạn. Đó là Trung tá Không Quân Hoàng Đình Ngoạn, xuất thân Khóa 17 Võ Bị Đà Lạt
và Trung tá Nguyễn Sĩ Trấp, Trưởng Ty An Ninh Quân Đội tại Mỹ Tho trước năm
1975. Hai anh ân cần bày tỏ lời khuyên: “Nhận thấy những bài viết của bạn
(Bằng Phong) rất có giá trị, nhưng tôi khuyên bạn nên giảm bớt nói về ‘Cái Tôi’
của mình”. Nghe xong, tôi ghi nhận, không cãi, vì hai anh có lòng thương
mình thì mới khuyên mình.
Tôi biết tôi bị nhiều người ghét, vì
tôi dám sống như nhà thơ Phùng Quán, tác giả bài thơ “Lời Mẹ Dặn”. Sống
trong thời đại giả hình, thời của bọn làm bạc giả và bọn xài bạc giả mà bạn
quyết sống làm người chân thật, ắt bạn sẽ bị thiên hạ ghét là điều đương nhiên.
Tôi đủ thông minh để hiểu điều đó, nhưng tôi không thay đổi bản chất, vì đó là
cách tôi báo hiếu Mẹ tôi, một bà Mẹ dạy con giống như bà Mẹ của thi sĩ Phùng Quán.
Hôm nay, tôi xin trần tình những gì
tôi đã viết để hai anh bạn quý của tôi hiểu.
Tôi có duyên may sinh ra và lớn lên
trong một gia đình gia giáo, có bà con giữ trọng trách liên quan đến vận nước
nổi trôi, nên biết một số chuyện mà sử sách không ghi chép. Nói theo cách nói
của bà Nguyễn Phương Hằng là “chỉ có người trong cuộc, mới biết chuyện trong
kẹt”. Trót mang danh con nhà danh giá, nên tôi có bổn phận bảo vệ gia
phong. Vì thế, tôi tôn trọng danh dự người khác để không bao giờ bới móc đời tư
của bất cứ ai, chế giễu ngoại hình khuyết tật của bất cứ ai một cách độc ác,
thiếu văn hóa. Tôi không bao giờ hàm hồ vu vạ cho người khác để làm tổn thương
họ. Tôi đặt thẳng vấn đề với đối tượng để họ trả lời những hoài nghi, thắc mắc
của mình. Tôi từng đặt câu hỏi một cách lịch sự cho nhiều người với tiêu đề:
“Anh là ai?”
Tôi đã hỏi thẳng Kinh tế gia Nguyễn
Xuân Nghĩa – cháu ruột Tổng Bí thư Việt Cộng Mười Cúc Nguyễn văn Linh – đỗ bằng
Hautes Études Commerciales ở Pháp, tại sao không làm việc ở Pháp mà lại sang Mỹ,
gia nhập Mặt trận Hoàng Cơ Minh để làm xếp Tổng vụ Tuyên huấn?
Tôi đã hỏi thẳng Tiến sĩ Trần Quang
Thuận, pháp danh Trí Không, phát ngôn viên chính thức của Thầy Trí Quang, người
có công lớn giật sập chế độ Đệ Nhất VNCH, tại sao không ở lại trong nước để hưởng
thành quả Cách Mạng, mà lại sang Mỹ để hô hào người tỵ nạn cộng sản về nguồn?
Tôi yêu cầu Sa di Trần Quang Thuận, đệ tử của Thích Đôn Hậu, tại sao ngày nay
ông không lên án Việt Cộng bách hại Phật giáo, như đã lên án Tổng thống Ngô
Đình Diệm?
Tôi đã hỏi thẳng Hoàng Cơ Định – em
trai trùm Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh – người giữ túi bạc để phát lương cho Đại
tá Phạm văn Liễu, Nguyễn Kim Huờn và băng đảng. Tại sao Hoàng Cơ Định giấu nhẹm
cái chết của Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh đến 14 năm mới tiết lộ và không nhận tấm
hình người nằm chết do ông Chánh Án đưa ra là anh ruột của mình?
Những nhân vật tôi đặt câu hỏi là
những bộ mặt quần chúng (public figure). “Họ Là Ai?”, giống như nhạc sĩ Việt
Khang làm bài nhạc “Anh Là Ai?” để hỏi mấy thằng Công An Việt Cộng. Cái hèn rất
đáng khinh bỉ của những người bị tôi đặt câu hỏi đều im thin thít như thịt nấu
đông. Họ chỉ dùng “dư luận viên” – một lũ con nhà không ai dạy – chửi bới, mạ
lỵ rất bẩn thỉu trên diễn đàn. Tôi chấp nhận bị ghét, nhưng tôi không để ai
khinh. Cách sống không cúi đầu, không im lặng của tôi là biểu hiện tác phong
của Kẻ Sĩ phải có.
Xuất thân là chiến sĩ Việt Nam Cộng
Hòa (tức là Kẻ Sĩ), tôi tự hào mình đã phục vụ trong một chính thể xứng đáng.
Tiếc rằng có những phần tử vô ý thức đã làm xấu hình ảnh của chế độ. Để bảo vệ
thanh danh của chính thể, tôi không ngần ngại nói thẳng quan điểm của mình đối
với bất cứ nhân vật nào làm phương hại chính nghĩa Quốc gia, dù địa vị lớn tới
đâu. Tôi sử dụng chính danh (chẳng bao giờ dùng nặc danh), với tên do cha mẹ đặt,
địa chỉ nhà, địa chỉ Email và số điện thoại ở cuối mỗi bài viết. Không phải vì
muốn khoe “Cái Tôi”, nhưng đó là cách tôi muốn tạo niềm tin với độc giả rằng
đây là một người viết thật, có trách nhiệm với độc giả, đề cập đến việc thật.
Chưa làm được điều gì to tát cho Tổ Quốc, nhưng với sự suy nghĩ và phong cách
chững chạc ấy, kẻ thù không thể coi thường Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.
Xin phép nêu lên một số sự kiện mà
tôi đã từng đề cập về “Cái Tôi Đáng Ghét” của tôi:
1/ Mới chỉ là viên Trung Úy trẻ
tuổi, làm hoa tiêu phụ (co-pilot), trong buổi họp thuyết trình hành quân cầu
Không Vận, tôi dám đứng lên hỏi thẳng vị Chỉ huy trưởng: “Tại sao đặt tên
chiến dịch là ‘Kỳ-Duyên-Mai’, mà không lấy tên một vị anh hùng trong lịch sử để
đặt?”. Sở dĩ tôi nêu lên câu hỏi đó là vì tôi tự hào mình là người lính
VNCH, chứ không giống như lính Việt Cộng tự hào là “Bộ Đội Cụ Hồ”. Anh em chúng
tôi chiến đấu cho Quốc gia, chứ không chiến đấu cho bất cứ cá nhân nào. Tôi kể
lại sự kiện này không phải để khoe mẽ cá nhân mình ngon. Tôi muốn nói với người
cộng sản rằng người lính Miền Nam có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình mà
không sợ cấp chỉ huy trù dập.
2/ Tôi tường thuật chuyện bố tôi
được người bạn đồng nghiệp – bác sĩ Lê Đình Thám – thuyết phục bố tôi tham gia
đảng cộng sản, nhưng bố tôi từ chối, chỉ hỏi: “Này anh Thám ơi, cộng sản chủ
trương ‘vô gia đình – vô tổ quốc – vô tôn giáo’. Nếu một ngày nào đó Hồ Chí
Minh đánh đuổi được Thực dân Pháp ra khỏi nước, chúng ta còn lại gì để phục
vụ?” Kể lại chuyện này, tôi không hề có ý khoe mình có ông bố là bác sĩ.
Tôi chỉ muốn nói rằng giá như các Giáo sư dạy triết danh tiếng như Trần Đức
Thảo, Trần văn Giàu, Tạ Quang Bửu … có cái trực giác bén nhạy giống bố tôi, thì
không đời nào tham gia đảng cộng sản để cho dân tộc mình bị họa cộng sản! Những
người danh tiếng mà kém nhận thức về kẻ thù, thì kéo cả dân tộc xuống vực thẳm!
3/ Mẹ tôi kể, một hôm bố tôi đi làm
việc về, nét mặt buồn bã, bỏ chiếc cặp xuống ghế, đến nằm vật ra giường, không
nói một lời nào, chỉ thở dài. Mẹ tôi hỏi nhiều lần có chuyện gì buồn, bố tôi
vẫn không nói. Cuối cùng, bố tôi tiết lộ: “Hôm nay có ông Đại sứ Nhật lai
Pháp đến gặp cụ Thủ tướng Trần Trọng Kim đề nghị họ sẽ giúp Chính phủ ta diệt
sạch đám cán bộ cộng sản Hồ Chí Minh để trừ hậu họa cho Việt Nam. Cụ Kim từ
chối và nói rằng chuyện nội bộ của Việt Nam, anh em trong nhà chúng tôi tự giải
quyết với nhau”. Tôi kể chuyện này để cho độc giả biết rằng một nhà sử học
danh tiếng như Cụ Kim được đời sau tôn vinh, mà không thấy cộng sản là tai họa
cho đất nước, lại còn coi chúng là anh em trong nhà, thì nước mình mới ra nông
nỗi như ngày nay. Sở dĩ tôi biết sự kiện này (mà nhiều người không biết) là vì
tôi có ông bố làm Bí thư cho Cụ Kim để ngầm trả lời thắc mắc của độc giả hỏi
tại sao một thằng con nít như tôi mà biết chuyện của người lớn. Sau này, giáo
sư Lê Xuân Khoa có viết trong sách của ông về sự kiện ông Đại sứ người Nhật đề
nghị với Cụ Thủ tướng Trần Trọng Kim, chứng tỏ rằng tôi không phịa chuyện.
4/ Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, sau khi
theo cộng sản một thời gian dài, quá ngao ngán sự “chó đẻ” của cộng sản, than
thở như sau: “Vô sản không đáng sợ bằng vô học”. Từ Hoa Kỳ, tôi điện
thoại về trách ông: “Tại sao anh là nhà trí thức, một học giả viết nhiều
cuốn sách giá trị, tới giờ này mới khám phá ra sự vô học là đáng sợ? Tại sao Cụ
thân sinh của anh là vị quan thanh liêm, chẳng phạm tội tình gì với đồng bào,
với đất nước, mà bị cộng sản mang ra đấu tố cho đến chết, nhưng anh vẫn nhắm
mắt đi theo cộng sản là nghĩa làm sao?” Bác sĩ Viện thật thà thú nhận:
“Tại vì mình ngây thơ, cậu ạ!”. Tôi nói: “Không! Anh không ngây thơ!”
Bác sĩ Viện cứ nhất quyết lặp đi lặp lại ông ngây thơ. Cuối cùng, tôi nói: “Không!
Anh không ngây thơ. Tại vì anh ngu”. Thật thương cho bác sĩ Viện hiền lành,
không giận thằng em dám hỗn láo.
Đọc mẩu chuyện nêu trên, chắc chắn
có độc giả sẽ hỏi rằng một viên phi công không ai biết tên tuổi mà có thể gọi
điện thoại cho bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và dám mắng ông ngu. Cho nên, tôi phải
viết bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là anh bà chị dâu của tôi thì mới có mối liên hệ
dòng họ để trò chuyện với ông, chứ tôi không phịa chuyện để … nổ!
Năm 1950, nghe tin người anh thúc bá
Đặng văn Việt đánh tan hai Binh Đoàn Thực dân Pháp trên đường số 4, tôi đã tung
quả đấm tay lên không trung và hoan hô Hồ Chí Minh, vì lúc bấy giờ, tôi không
biết Hồ Chí Minh là tên tội đồ. Qua năm 1952, chứng kiến mấy tên du kích chém
bay đầu người phu xe kéo tên Chu, chỉ vì cái tội kéo xe cho Pháp, tôi biết ghê
tởm bọn du kích của Hồ Chí Minh ngay. Năm 1954, gần một triệu người Miền Bắc
rời bỏ quê cha đất tổ, di cư vào Nam vì quá kinh hoàng cuộc thảm sát ghê rợn
trong Cải Cách Ruộng Đất. Thế mà biến cố lớn lao ấy không đủ sức mở mắt bọn trí
thức Miền Nam, vẫn có đứa ngấm ngầm hoạt động cho Việt Cộng. Với sự dẫn chứng
đâu ra đó, tôi là người duy nhất dám viết (phần lớn) người Việt Nam càng có
bằng cấp càng to càng ngu và hèn. Tất nhiên, khi viết câu ấy, không những làm
cho các vị khoa bảng nổi giận, mà còn làm cho những người quen thói nịnh hót,
xum xoe quanh bọn trí thức dỏm cũng … thù ghét theo. Những tên trí thức vô tích
sự được bọn xu nịnh ton hót càng làm cho họ trở nên kênh kiệu hơn, ngạo mạn
hơn, coi anh em quân nhân chúng tôi chả ra gì!
Là thành viên cao cấp của Nội các,
Vũ văn Mẫu thừa biết Tổng thống Ngô Đình Diệm không hề có chính sách đàn áp Phật
giáo. Chùa chiền đổ nát sau chiến tranh được Chính phủ trùng tu. Các tu sĩ Phật
giáo được ra nước ngoài du học và trường Bồ Đề mở ra các nơi. Ở cương vị Bộ
trưởng Ngoại giao, chắc chắn Vũ văn Mẫu thường được nhân viên tình báo, phản
gián thuyết trình để biết Việt Cộng đứng đằng sau Phật giáo tranh đấu lật đổ
Chính quyền. Lại thêm, báo cáo của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc xác nhận
chế độ không hề đàn áp Phật giáo. Nhưng Vũ văn Mẫu cạo đầu, từ chức để ủng hộ
Thầy Trí Quang. Tôi chê thạc sĩ Vũ văn Mẫu là loại người làm chính trị thời cơ
hội (opportunist) và phản quốc. Sau đảo chánh, Vũ văn Mẫu vẫn được đi dạy
Trường Luật, vẫn được đứng đầu liên danh Hoa Sen tranh cử vào Thượng
Viện, thì nước phải mất là điều đương nhiên. Vào giờ thứ 25 của lịch sử, Vũ văn
Mẫu còn cố vồ cho được cái chức Thủ tướng mà không sợ lưu lại ô danh cho con
cháu đời sau! Điều đáng buồn và đáng xấu hổ là không một trí thức Phật giáo nào
lên án cuộc đấu tranh bịp bợm của Khối Ấn Quang là phi đạo đức và phản quốc!
Gần đây, Cao Huy Thuần và Thái thị Kim Lan khóc sướt mướt trước cái chết của
tên tội đồ Trí Quang và phong chức cho tên tội đồ là Bồ Tát! Cái mảnh bằng Tiến
sĩ của loại trí thức này không đáng dùng để chùi … cái đĩa dơ!
Văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
bị các đàn em khai ông có tham gia cuộc đảo chánh của Vương văn Đông, Trần Đình
Lan, Nguyễn Chánh Thi năm 1960. Chính quyền không bắt ông vô tù, chỉ phái ông
Lê Nguyên Phu đến hỏi thăm, trò chuyện một cách thân tình để tìm hiểu thực hư.
Văn hào Nhất Linh yêu cầu không đối chất với nhân chứng ở tòa. Ông Lê Nguyên
Phu không dám bảo đảm điều kiện của nhà văn đưa ra. Văn hào Nhất Linh trước khi
tự tử, để lại một bức thư tuyệt mệnh “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu
để ai xử cả. Sự việc đem các đảng phái quốc gia đối lập ra xét xử là một trọng
tội đối với quốc gia, chỉ đưa đất nước rơi vào tay Cộng Sản. Vì thế tôi tự hủy
mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai
chà đạp mọi thứ tự do.
Ký tên: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam,
Ngày 7 tháng 7 năm 1963.”
Vì Cụ Nhất Linh viết “để lịch sử
xử”, tôi là kẻ hậu sinh tầm thường, không dám xử Cụ, mà chi nhận xét. Tôi cho
rằng bức thư tuyệt mạng của Cụ Nhất Linh là một sự ngạo mạn, coi mình đứng trên
luật pháp. Từ chối đối chất với nhân chứng trước tòa là vì có điều gì khuất
tất, muốn giấu diếm. Đó là thái độ bất xứng của kẻ Sĩ. Hơn nữa, cụ không hiểu
nguyên tắc đấu tranh dân chủ của đối lập là ở Nghị trường. Hành động đảo chánh
bằng quân sự là phi pháp. Ngoài chức danh nhà văn, Cụ Nhất Linh còn là lãnh tụ
đảng chính trị mà cụ cho rằng Ngài Quảng Đức tự thiêu thì thật là tai hại, vì
bọn tín đồ mù quáng sẽ vin vào lời của Cụ để quả quyết Ngài Quảng Đức tự thiêu
là thật, chứ không phải do sự dàn dựng của Việt Cộng đứng đằng sau. Giá như một
người dân bình thường, viết một bức thư cao ngạo như thế, người ta xem đó là sự
ngông cuồng. Nhưng Cụ Nhất Linh là nhân vật quốc tế, thì với một bức thư như
thế, Cụ đã làm cho lý tưởng bảo vệ tự do của nền Cộng Hòa ở Miền Nam mất chính
nghĩa. Tôi không dám vô lễ với vị tiền bối mà tôi vô cùng ái mộ. Nhưng tôi phải
nói lên quan điểm của kẻ hậu bối nhằm giúp cho các nhà hoạt động tương lai hiểu
rằng Chính Nghĩa là rất quan trọng. Anh Nguyễn Tường Thiết – con trai Cụ Nhất
Linh – không phản đối bài viết của tôi, chứng tỏ anh Thiết đồng ý với người
lính dám nói sự thật. Tất nhiên người ái mộ Cụ Nhất Linh quen thói bầy đàn ghét
tôi, nhưng chỉ xầm xì với nhau, chứ không dám công khai lên tiếng phản bác bài
viết của tôi.
Nhân danh là một người lính tác
chiến vì lý tưởng tự do, tôi đánh giá những trí thức theo Hồ Chính Minh và
chống Ngô Đình Diệm đều ngu.
a/ Người Tàu luôn luôn coi dân Nam
ta là man di, mọi rợ, không bao giờ từ bỏ giấc mộng thôn tính nước Việt Nam và
đồng hóa dân mình. Hồ Chí Minh chọn kẻ thù truyền kiếp làm anh em là cõng rắn
cắn gà nhà. Đảng cộng sản đề ra chủ trương “Đào tận gốc, trốc tận rễ thành phần
trí, phú, địa, hào” là có mục đích không cho phép ai được làm người trí thức để
dạy dân và “Bần cùng hóa nhân dân” là đẩy toàn dân đi ăn trộm, vì cổ nhân day:
“bần cùng sinh đạo tặc”. Thực tế đã và đang diễn ra trước mắt trên đất nước
Việt Nam, không ai có thể chối cãi.
b/ Vua Bảo Đại chọn ông Ngô
Đình Diệm làm lãnh đạo Miền Nam là quá đúng. Bởi vì Cụ Diệm khi làm Thượng thư
Bộ Lại (Thủ tướng) đòi hỏi Thực dân Pháp thay đổi đường lối cai trị dân ta đúng
như chiêu bài “khai hóa dân tộc chậm tiến” mà họ nêu ra. Thực dân Pháp không
chấp nhận, Cụ Diệm từ chức. Điều đó chứng tỏ Cụ Diệm là người không màng danh
lợi. Cụ đặt quyền lợi dân Việt lên trên hết, giống như Tổng thống Donald Trump
đã thể hiện “America First”. Tổng thống Diệm áp dụng lời dạy “Việc nhân
nghĩa cốt ở an dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” của Nguyễn Trãi là
quá đúng cho nhà lãnh đạo yêu nước yêu dân. Không giống như Hồ Chí Minh tuyên
bố một đàng làm một nẻo, Cụ Diệm đã “tri hành hợp nhất”. Bằng cớ là ông Hà Thúc
Ký kéo quân ra Ba Lòng lập chiến khu chống chế độ và âm mưu ám sát Tổng thống.
Nhưng khi bị bắt, ông Hà Thúc Ký bị bỏ tù mà không bị đánh một bạt tai. Ông
Diệm còn bảo ông Cao Xuân Vỹ giúp đỡ tài chánh cho bà Hà Thúc Ký nuôi con ăn
học. Ngoài ra, nhà văn Nhất Linh cũng được ông Diệm giúp đỡ tài chánh. Nhờ đó,
nhà văn Nhất Linh mới có phương tiện lên Đà Lạt kiếm hoa lan rừng, sống phong
lưu như tao nhân mặc khách giữa thời tao loạn.
Lúc ở Tiểu bang Virginia, tôi thường
lui tới thăm viếng Đại tá Nguyễn văn Y – thân sinh ca sĩ Nguyệt Ánh – vừa để
trò chuyện với người đồng hương, vừa để tìm hiểu lịch sử thời Việt Nam Cộng
Hòa. Đại tá Y – nguyên Tổng Giám đốc Cảnh sát thời Đệ Nhất Cộng Hòa – cho tôi
biết việc ông Diệm sai đốt tài liệu Dương văn Minh thông đồng với Việt Cộng và
việc bác sĩ Phan Quang Đán bị Cảnh sát bắt sau khi cuộc đảo chánh của Vương văn
Đông ngày 11 tháng 11 năm 1960 thất bại. Bác sĩ Phan Quang Đán từng là Chủ tịch
Sinh viên Công giáo tại Hoa Kỳ, có lẽ không được ông Diệm tin dùng, nên theo
phe đảo chánh, giống như Hoàng Cơ Thụy, anh của Hoàng Cơ Minh. Cụ Đán tỏ ra hối
hận việc mình làm, khóc lóc thú tội rất thảm thiết. Cảnh sát trao cuộn băng ghi
âm cho bác sĩ Trần Kim Tuyến – Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị – để trình lên
ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Có đề nghị đưa cuộn băng lên đài để phát thanh cho
đồng bào nghe, nhưng Tổng thống không cho phép và nói rằng chúng ta khác với Hồ
Chí Minh nhục mạ người trí thức, tôi không muốn làm nhục bác sĩ Phan Quang Đán.
Lời kể của Đại tá Y trùng khớp với những gì bác sĩ Trần Kim Tuyến cho tôi biết
trước năm 1975.
Trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963, Chỉ
Huy trưởng Liên Phi đoàn ra lệnh nhân viên tập họp trước sân cờ và tuyên bố: “Hội
đồng Quân nhân Cách mạng cho biết cuộc đảo chánh bắt đầu. Ai theo phe đảo chánh
đứng sang một bên, ai không theo đứng sang một bên”. Tất cả mọi người đứng
sang phe theo đảo chính, trong đó có cả tôi. Giá như lúc bấy giờ tôi có sự hiểu
biết về Tổng thống Ngô Đình Diệm là nhà ái quốc, thì dù có chết tôi cũng không
đứng về phe đảo chính.
Đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết hồi ký,
kể rằng ông xin phép Tổng thống Diệm dùng lực lượng Phòng vệ Phủ Tổng thống đến
Tổng Tham Mưu bắt trọn đám Tướng lãnh âm mưu đảo chánh, nhưng Tổng thống không
cho và còn nói không muốn anh em Quân Đội cùng một nhà chém giết lẫn nhau. Nếu
Tướng lãnh muốn ông từ chức, thì ông sẵn sàng từ chức. Đại tá Duệ hỏi: “Thưa
Tổng thống, nếu chúng ta không hành động, nhỡ các Tướng lãnh giết mình thì
sao?” Tổng thống không do dự, nói lớn: “Chết thì đã sao?”. Theo tôi
nghĩ, Tổng thống Ngô Đình Diệm với tình yêu nước nồng nàn, với lòng nhân ái và
sẵn sàng chết để anh em Quân Đội đoàn kết nhau, ông xứng đáng là một nhà lãnh
đạo chính trị mà Vatican cần nghiên cứu để phong Thánh.
Tôi thật sự khinh cái hèn của những
ông Tướng chủ mưu đảo chánh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm một cách dã
man, rồi tử hình ông Ngô Đình Cẩn – một người đang mắc bệnh nặng. Nếu Tổng
thống Diệm phạm tội phản quốc, tại sao không đưa ông ra tòa xét xử đàng hoàng? Tại
sao không có ông Tướng nào vỗ ngực xưng tên mình đã giết một người phản quốc,
một tên tội đồ? Chẳng hay các vị Tướng ấy có cảm thấy nhục khi bị Tổng thống
Lyndon B. Johnson gọi là “A gang of thugs” (Một lũ côn đồ)? Tại sao không có
ông Tướng nào lên tiếng về việc ông Đại tướng Dương văn Minh phả bỏ Quốc sách
Ấp Chiến Lược? Tại sao không có ông Tướng nào đòi hỏi Thủ tướng Trần Thiện
Khiêm, Tổng thống Thiệu phải mở cuộc điều tra vụ buôn lậu “Còi Hụ Long An” để
thanh minh lời đồn trong dân chúng bà Khiêm, bà Thiệu là chủ mưu của vụ buôn
lậu? Tại sao Chính phủ không thanh tẩy những phần tử xấu trong chế độ, để cho
Phó Tổng thống Trần văn Hương phải than thở: “Nếu diệt hết tham nhũng thì
lấy đâu ra người làm việc?” Tại sao không có chính sách gia cư cho thương binh
nghèo khổ, để cho họ phải đi cắm dùi khắp nơi, thì lính ngoài tiền tuyến làm
sao yên lòng chiến đấu?
Tôi viết loạt bài này, không hề có
chủ đích bôi nhọ chế độ Cộng Hòa của Miền Nam, mà tôi đã hết lòng phục vụ.
Chiến đấu cho lý tưởng tự do dân chủ – khát vọng chính đáng của toàn dân Việt
Nam – là nghĩa vụ thiêng liêng mà ai nấy đều trân trọng. Chỉ tiếc thành phần có
trách nhiệm với đất nước như trí thức, lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo chính trị,
Tướng lãnh bất xứng, không ý thức bọn đầu nậu cộng sản ở Bắc Bộ phủ có chủ
trương súc vật hóa người mình để dâng nước Việt Nam cho Trung Cộng. Cho nên, họ
đã không một lòng một dạ đoàn kết tiêu diệt kẻ thù, đưa đến hậu quả: “một
chủ nghĩa man rợ đã đánh bại một nền văn minh”. (Dương Thu Hương).
Mẹ tôi dặn: “Lớn lên, con làm nghề
gì cũng được, nhớ đừng làm nghề viết văn.” Tôi hỏi tại sao, Mẹ tôi giải
thích: “Mẹ thấy các bạn học của Mẹ làm nhà văn, ông nào ông nấy nghèo xác nghèo
xơ, không đủ tiền nuôi vợ con. Lại còn nghiện ngập theo nàng tiên nâu, rồi tự
bào chữa ‘yên sĩ phi lý thuần’ rất sa đọa, rất bệ rạc”. Vâng lời Mẹ, tôi
không theo đuổi nghề viết văn. Là người lính thua cuộc, không còn cây súng, tôi
dùng cây bút (bây giờ là bàn phím computer) với lập trường kiên định để trực xạ
vào quân thù cộng sản và tay sai. Tôi không mưu sinh bằng nghề cầm bút, chưa hề
nhận một trinh, một hào tiền nhuận bút, nên không làm bồi bút cho bất cứ ai.
Tôi không nhận mình là nhà văn, để mọi người đừng tưởng tôi cầm bút, vì tham
chiếc chiếu trên, chiếc chiếu dưới trong Văn Đàn. Tôi đơn thuần chỉ là một
chiến sĩ kiên trì chống chủ nghĩa cộng sản, nguyện chiến đấu cho tới hơi thở cuối
cùng, dù bị ai ghét cũng cam đành!
Bằng Phong Đặng văn Âu
10200 Bolsa Avenue, Westminster,
California 92683
Email address: bangphongdva033@gmail.com
Telephone: 714 – 276 – 5600