Search This Blog

Friday, December 10, 2021

ĐÔI DÒNG TÂM BÚT VỚI NHÀ VĂN BÔNG GIẤY

 

ĐÔI DÒNG TÂM BÚT

Bằng Phong Đặng văn Âu

Em Trần thị Bông Giấy thân yêu.

Cách đây 20 năm, khi anh làm Chủ bút Giai phẩm Lý Tưởng, anh đã động viên nhiều anh chị em viết. Lúc đầu họ ngần ngại vì cả đời chỉ làm luận văn trong trường, nhưng chưa hề viết văn để đăng báo bao giờ. Nhưng anh kiên nhẫn thôi thúc và đã có một số trở thành nhà văn được nhiều người yêu mến. Anh nghĩ ai cũng có thể “tâm tình” về đời mình, nếu chịu khó rèn luyện và đặt tấm lòng vào đó. Giống như bà nội trợ kho một nồi cá và đặt tấm lòng vào đó, thì nồi cá sẽ ngon hơn nồi cá chỉ kho cho qua chuyện.

Anh Đại tá Đặng Duy Lạc, Không Đoàn trưởng của Sư Đoàn II Không Quân được anh gợi ý viết mẩu truyện tình thời trai trẻ của ảnh. Sau nhiều ngày đêm thai nghén, anh Lạc đã cho ra đời một đứa con đặt tên là Giòng Đời, một mối tình thật thơ ngây, mộc mạc với người bạn gái tên Nga cùng học một lớp. Từ mối tình đó, anh đã đóng vai cô Nga để viết cho anh Đại tá Đặng Duy Lạc một bức thư lấy tựa đề là “Hồi Âm Dòng Đời” (Về sau, có nhiều tờ báo lấy đăng lại và thay chữ Dòng anh viết thành chữ Giòng.

Nhà văn Không Quân Đào Vũ Anh Hùng thay anh đảm trách Giai Phẩm Lý Tưởng, đọc thấy bài viết đăng trên tờ báo Ngày Nay của Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, anh Hùng lấy chuyện tình ấy để đăng lên tờ Lý Tưởng (Bộ Mới) với lời giới thiệu cô Nga hết sức trân trọng. Nhà văn Đào Vũ Anh Hùng khen bài văn của cô Nga văn chương hơn hẳn tác giả Giòng Đời Đặng Duy Lạc. Nếu nhà văn Đào Vũ Anh Hùng biết cô Nga chính là anh thì không bao giờ anh Hùng đã khen ngợi cô Nga nồng nàn như thế!

May nhờ chúng ta đang sống trong thời đại Internet, nhiều trang mạng đăng tác phẩm đó, nên bây giờ anh có thể lấy về và đưa vào Blog của anh. Em hãy xem đường link dưới đây và mở ra đọc:

https://khongquanc130.blogspot.com/2021/12/dong-oi-va-hoi-am-dong-oi.html

 

Nhiều trang mạng khác đã phổ biến bức thư của cô Nga đến độc giả khắp thế giới và liên tục kéo dài suốt 20 năm, đã nhiều nữ đọc giả rơi nước mắt vì cô Nga.

Khi bài thơ “Hai sắc hoa Tigon” được tác giả vô danh ký TTKH, đã gợi trí tò mò của độc giả. Có người tự nhận là tác giả, có người bảo biết TTKH là ai. Nhưng bí ẩn cho tới ngày nay vẫn còn là bí ẩn. Anh nghĩ bức thư anh viết thay cho cô Nga đã trải qua 20 năm, đây là thời điểm mình phải tiết lộ cô Nga là ai, khi mình còn sống và nhiều anh em trong Ban Biên tập từng cộng tác với anh trên tờ Lý Tưởng thực chứng. Bởi vì anh kể chuyện ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh đã mang hộ cho người bạn phi công cùng Phi đoàn một túi bạc (Sac marin) không có khóa một số tiền là một triệu mốt toàn giấy $100.00, mà khi trao lại số tiền cho bạn vẫn nguyên vẹn, không thiếu một tờ nào. Nhà bank dã chiến phải mất gần 3 giờ đồng hồ mới đếm xong số bạc, vì thời đó chưa có máy dò bạc giả. Chuyên viên đếm tiền là người Mỹ làm việc cho Ngân Hàng tại Hongkong có khả năng miết hai ngón tay vào tờ bạc là biết bạc thật hay bạc giả. Chuyện anh kể là chuyện thật, vì chủ nhân số bạc đó đang ở đây và người co-pilot của anh cũng biết anh là người mang bao bạc và hiện sống tại Tiểu bang Maryland. Làm sao anh có thể phịa ra cái chuyện ấy để khoe mẽ về mình?

Nếu anh là thằng đểu, tráo trở thì anh vẫn có thể chứng minh anh sở hữu số tiền đó. Bởi vì cái biên nhận của Quan thuế tại phi trường Guam đề tên anh. Anh cứ nghĩ nếu mình lật lọng để cướp số tiền đó một cách hợp pháp vẫn cứ được cơ mà. Nhưng còn có Tòa Án Lương Tâm nữa chứ! Nếu anh làm chuyện lật lọng, liệu chủ nhân túi bạc để yên cho anh ngày nay còn nói chuyện “phải đạo” được hay sao? Danh dự lớn hơn tiền bạc chứ!

Hoặc giả sử có sẵn tiền, đi mua một chiếc xe thể thao thuộc loại chiến, phóng trên xa lộ cho thỏa thích, biết đâu cái của phi nghĩa sẽ làm anh bị tai nạn thì sao? Thử hỏi nếu mình có tâm địa bẩn, ngày nay làm sao mình có can đảm viết một cách hiên ngang như ngày nay, em hiểu không?

Thế mà vẫn có đứa chửi anh nói láo, ngụy tạo thành tích để khoe sự liêm khiết của mình. Anh chẳng quan tâm đến cái lỗ miệng thiên hạ có ác ý với mình, bởi vì chúng ta đang bị sống với loài chó đẻ cộng sản, thì chỉ có Trời biết, Đất biết việc mình làm là đủ!

Vừa rồi anh viết một bài tham luận để bình giải bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải không anh?” của cô giáo Trần thị Lam ở Hà Tĩnh với tựa đề “DÂN VIỆT NGU SI VÀ HÈN HẠ” (https://khongquanc130.blogspot.com/2021/12/dan-viet-ngu-si-va-hen-ha_8.html.) Thế là có một bầy Việt Cộng làm dư luận viên viết bài chửi anh hết sức bẩn, hết sức vô giáo dục. Anh không phản ứng để đáp trả phường vô loại. Anh quan niệm rằng mình đã dấn thân vào trường tranh đấu cho phẩm giá người Việt Nam, mình phải coi mình mang một sứ mạng, giống như người đi tu. Đi tu giữa chợ, chứ không phải đến chốn rừng núi thâm u tĩnh tọa để tìm con đường giải thoát cho bản thân. Không ai bắt buộc mình phải đi tu, cũng như không ai bắt buộc mình phải dấn thân tranh đấu. Chẳng qua anh không muốn chủng tộc khác khinh nòi giống mình, thì phải lao vào chốn lao xao thôi!

Trước đây Peter Phạm đã viết bài nhận xét một đoản văn của em. Em nhận thấy người đọc mô tả đúng tâm trạng của mình, nên em đã dùng bài nhận xét của Peter để làm lời tựa cho cuốn sách “VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT”. Anh thấy Peter là người có khả năng nhận xét sâu sắc, tinh tế và dí dỏm, nên anh thường động viên Peter nên viết, để ghi lại một dấu ấn cho mai sau. Đến nay, sự động viên của anh với Peter chưa đi đến đâu. Peter vẫn … lười viết!

Sáng nay, anh mở Email đọc thấy một nữ độc giả ở trong nước viết mấy chữ nhận xét về bài nhận xét của Peter Phạm. Nói để Bông Giấy biết rằng mặc dù đêm đêm anh gò lưng trên bàn phím để trang trải nỗi lòng của mình với Nước Non, chứ không như Đặng Dung mài kiếm dưới trăng nuôi mộng lớn. Anh hiểu rằng dân tộc mình đang gặp phải mối oan cừu, thì dân tộc mình phải trả cho xong. Anh không hề mang chút ảo tưởng mình có thể đội đá vá trời.

Trước đây, trong một tác phẩm của em, em có kể người yêu đầu đời xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, tên Chàng. Anh ta tâm sự với em rằng khi ra trường sẽ tình nguyện vào Binh chủng Nhảy Dù, đánh giặc thật hăng để mau lên Tướng, nhằm giành lại quê hương cho Tổ tiên dân tộc Chàm. Chính vì đọc mẩu chuyện của em khiến cho anh phải tìm em để xác minh niềm ấp ủ của người trai Chàm là đúng như thắc mắc của anh. Tiếc thay người trai đó sớm hy sinh ngoài chiến trường, nên giấc mộng không thành. Trong lúc chiến đấu dưới cờ, anh cũng nhiều lần tự hỏi “phải chăng Tướng Thiệu là hóa thân của một vị vua Chàm đang thi hành sứ mạng giành lại quê hương cho dân tộc Chàm?” Dưới đây là cái Email của Peter:

 

peter pham

Wed, Dec 8, 3:49 PM (15 hours ago)

Error! Filename not specified.Reply

Error! Filename not specified.

to me, Bà, Chi, GL, LINH, trancanh, thangbui, Toan


Ông Chu mạnh Trinh trong một lần cảm xúc về việc Thúy Kiều bán mình chuộc cha,phải xa làng xa xóm, nỗi nhớ quê, nhớ quán của Thúy Kiều, được ông CMT diễn tả như sau:

 Nước non ngàn dặm hai hàng lệ.

 Tâm sự năm canh một bóng đèn.

''''''::::::::::::::::::::::::::::::::::"""""''

     Hơn 100 năm sau, từ một nơi xa xăm hơn nửa vòng Trái Đất, cách xa làng Phú Thị Hưng Yên có trên 7000 dặm chim bay. Ông Bằng Phong đã mượn 2 câu thơ của cụ Chu để trang trải nổi niềm. 

 

+++((((((((((())))))))))+++++

 

  Trong bài viết " viết cho người đã chết ". Ông BP đã móc hết tâm tư gan ruột, như con chim Yến đã phải xù lông đau đớn tiết ra từng vệt nước bọt đôi khi lẫn máu để xây tổ ấm. 

 

 Nước non ngàn dặm hai hàng lệ.

Tâm sự năm canh một bóng đèn.

 

 Chao ôi ! 

Hai câu thơ chứa chất một trời tâm sự, một trời u uẩn..... nỗi niềm này ai có đồng cảm cho Ông ?

    Xưa, thời Xuân Thu bên Tàu, có ông Ngũ Viên vì nóng lòng nghĩ kế trả thù cha, mà chỉ một đêm đầu đã bạc, còn ở nước Ta, đời hậu Trần, ông Đặng Dung cũng vì thù cha phải trả, nợ nước phải đền mà:

 

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch.

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt  ma.

 

 Nợ cha chưa trả, nợ nước chưa xong..... ngày qua ngày, bóng câu qua cửa sổ, chẳng mấy Thu mà tóc đã mòn, đầu đã bạc. Đêm đêm ngồi dưới trăng .....mài gươm quý ( Long Tuyền) đợi ngày rửa hận. 

Hình ảnh người tráng sĩ thân mang trọng trách, nợ nước thù nhà..... mài gươm dưới Nguyệt, nung nấu chuyện đội đá vá trời....

 

Ôi chao ! Sao mà hào hùng và lãng mạn.

  Nhưng ông Bằng Phong lại có chút khác biệt, lẽ dĩ nhiên tên Tàu Ngũ tử Tư kia, sao so được với ông BP, hắn chỉ vì thù cha, mà cõng con rắn Ngô về cắn con gà nước Sở. Còn ông Đặng Dung cũng có phần may mắn hơn ông Bằng Phong. Đặng Dung có rừng để ẩn, có quân để chờ thời và hơn nữa có cây Bảo Kiếm Long Tuyền để đêm đêm dốc bầu tâm sự, thân như kiếm, kiếm như người, thấy ta như thấy kiếm, thấy kiếm như thấy ta.

 

  Ông Đặng Dung mang trên vai thù nhà nợ nước, mà đường thì xa thăm thẳm, ông than thở, trách móc, thằng bán thịt giết heo Phàn Khoái, thằng câu cá kiếm cơm Hàn Tín mà còn danh vọng hơn ta:

 

  Thời lai  đồ điếu thành công dị

   Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

 

 Ông nuốt nỗi hận vào tận đáy lòng.

 

Còn ông Bằng Phong có gì trong tay, ngoài một di sản mục rửa, tồi tệ, mà thế hệ đi trước đã để lại, ông còn gì cho hôm nay, ngoài tuổi già sức yếu, ngoài lồng ngực bấy bá với dăm ba vết mổ chí chết. 

  Nợ nước chưa trả, ông Đặng Dung vẫn còn có tí tóc để bạc đầu, ông Bằng Phong nợ nước chưa đền,. Đầu chẳng còn tóc để bạc .

 

Ông chẳng còn gì ngoài cái thân già, bệnh hoạn, bước đi liêu xiêu vất vả, nếu còn chăng, là tí phương tiện nghèo nàn, cái Computer lạc hậu, cái bàn phím  cũ xì, để đêm đêm dưới  “một bóng đèn” ông miệt mài, cẩn trọng sắp xếp từng con chữ, chiến đấu chống lại kẻ thù.

Ông BP không than thở, không trách móc, và không cam tâm nuốt hận vào lòng, ông khóc, khóc cho quê hương sao quá đỗi đọa đày, khóc cho dân tộc sao quá đỗi lầm than, những giọt nước mắt hiếm hoi của người già, khóc trong canh khuya u ám, âm vang u buồn não nuột làm sao!!!!

 

Nước non ngàn dặm hai hàng lệ.

Tâm sự năm canh một bóng đèn.

 

Trong đêm khuya hình ảnh một người già gục đầu trên bàn phím, những con chữ rơi rãi chung quanh, ly trà đen cô lạnh, ngọn đèn vàng mệt mỏi, bóng tối, ánh sáng nhập nhoè , ông BP ngồi đó, đôi vai rung lên , cảm xúc.... nước mắt rơi, rơi lặng lẽ, cô đơn thật cô đơn.......

    “Ôi những người khóc lẽ loi một mình”......

   Ông Thanh tâm Tuyền khóc cho ........một người tình. 

 

   Ông BP Đặng văn Âu cũng khóc lẽ loi một mình ,

 Nhưng ông không khóc cho riêng ông, ông khóc  cho  cả .....một dân tộc.

 

Peter Pham.

Anh đã reply Email của Peter vắn tắt như sau:

 

Dec 8, 2021, 4:35 PM (14 hours ago)

 

 

Cám ơn Peter Phạm đã chia sẻ nỗi niềm của Người Lính tuy già nhưng chưa xếp cánh Đại bàng.

Thân ái,

 

Và đây là Email của cô Phương Loan Đặng Thị từ trong nước viết cho anh về cái Email của Peter.

Phuong Loan Dang Thi

 

6:44 AM (20 minutes ago)

Error! Filename not specified.Reply

Error! Filename not specified.

to me

        Đọc bài của Peter Pham viết về Bằng Phong, em thấy rất cảm đông vì có người hiểu và ủng hộ ông anh họ Đặng của em. Rồi đọc bài “Dân Việt Ngu Si và Hèn Hạ” của anh Âu, em  lại thấy uất hận quá thể. Em cám ơn anh Âu thật nhiều đã khai sáng cho em, và cho những người thân, quen mà em đã chuyển bài.  Kính chúc anh Âu và gia đình luôn an vui.

 

Em Trần thị Bông Giấy thân yêu,

Bữa trước, em gửi cho anh một Email nói em chỉ muốn quyên sinh vì chuyện con cái. Anh đã khuyên em đừng có ý nghĩ tiêu cực như thế, cha mẹ mình nơi chín suối sẽ buồn, vì có một người con thiếu nghị lực. Nên nhớ rằng trên đời còn có nhiều người bất hạnh hơn mình. Hãy lấy “niềm đau khổ cá nhân để đấu tranh cho dân mình có cuộc sống xứng đáng với phẩm giá con người”, tự nhiên em sẽ thấy mình mang một trọng trách chưa hoàn thành.

Anh từng nghe một người bạn (Thiếu tá) xuất thân trường Võ Bị Đà Lạt tâm sự: “Chúng ta phải cám ơn Việt Cộng đã chiến thắng, thì mình mới đến được Mỹ để cho con cái mình được vào học trường Đại học Harvard, trường Đại học MIT”.

Một ông Trung tá cũng xuất thân trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt, từng bị tù trên 10 năm trong trại Tập Trung Cộng sản, thổ lộ với anh bằng bộ mặt thành khẩn: “Hồ Chí Minh là một vị Bồ Tát. Nhờ có Hồ Chí Minh nên dân cả nước mình không bị theo đạo Công giáo”.

Ông Trung tá là một người rất thánh thiện, rất ân cần giúp đỡ người nghèo khó, siêng năng đi Chùa lạy Phật, siêng năng ngồi dịch Kinh Phật từ tiếng Anh sang Việt ngữ. Em có thấy các sư trong Chùa đã “brainwash” ông Trung tá tài tình không? Một người có học, tốt bụng, lại là một sĩ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa mà suy nghĩ như thế, thì anh còn biết nói gì nữa?

Tỷ phú Hoàng Kiều tổ chức Đại Nhạc Hội, thuê xe bus chở khách đi xem và có đãi tôm hùm. Trên sân khấu, Hoàng Kiều phát biểu lời nói coi khinh, mạ lỵ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, mà bao quanh bởi những ông lớn của Tập thể Chiến sĩ cười nói nham nhở, thân mật ôm vai ông tỷ phú và bảy ngàn (7.000) khán giả trong hội trường ngồi yên, không có một phản ứng để đợi tới giờ tôm hùm được mang ra! Làm sao anh có thể ca ngợi dân mình, hả em?

Gần đây, mấy người bạn trẻ “trí thức” có chức, có học, bàn tính trong bí mật để xây Tượng Đài vinh danh Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Nhiều cư dân trong thành phố Westminster và anh đề nghị Ủy ban nên vinh danh tất cả các Quân Binh chủng để tạo tình đoàn kết. Nhưng Ủy ban không thèm lắng nghe điều hợp lý ấy, còn buông lời miệt thị khinh dễ bọn lính già ít học! Có lẽ Ủy ban nhận thấy đề nghị đoàn kết đi ngoài chủ đích của Ủy ban chăng?

Thi sĩ Tản Đà viết: “Bởi tại thằng dân ngu quá lợn”. Anh không đồng ý. Tục ngữ của ta đã dạy “Con hư tại Mẹ, cháu hư tại Bà”, thì dân ngu là tại vì “trí thức” ngu không biết đường dạy dân, chứ sao lại trách thằng dân ngu, đúng không? Chẳng lẽ nhà thơ Tản Đài sợ “trí thức” nên không dám đụng đến?

Anh biết dân mình ưa ngọt. Cứ khen tưới hột sen thì người nghe sướng rên lên ngay! Nhưng anh đâu muốn làm con chồn khen con gà trống gáy hay để vồ con gà trống? Sở dĩ anh em nhà Hoàng Cơ Minh có thể lừa đồng bào mình được, vì họ biết khai thác cái tâm lý khát khao đánh đổ bọn cầm quyền Việt Cộng. Tới khi mặt nạ lừa bịp đã rơi xuống, chúng vẫn mở quán treo đầu dê bán thịt chó, mà vẫn có khách “hồ hỡi” vào ăn chí chạp và nức nở khen ngon.

Bởi lẽ đó, anh phải dùng mấy chữ “ngu si” và “hèn hạ” để đánh thức quần chúng đừng để cho bọn buôn thần bán thánh, bọn con buôn chính trị lừa đảo nữa. Hãy thức dậy đi! Anh coi đó là nhiệm vụ và bổn phận của người trí thức!

Em thân yêu của anh nhớ nhé! Tất cả người dân Việt Nam đều có bổn phận vinh danh dân tộc mình bằng hành động xứng đáng như người Nhật, chứ không phải dựng Tượng Đài vô tri, vô giác mà gọi là VINH DANH! Nếu người dân Việt Nam tôn thờ chủ nghĩa “mackeno” (mặc kệ nó), anh bảo đảm rằng nòi giống Việt Nam sẽ bị diệt vong! Ở Mỹ, loài chim Ó "Bald Head Eagle có nguy cơ diệt chủng thì có Hội Bảo vệ Sinh vật hiếm quý (endangered Species) lo việc bảo tồn. Anh thấy nòi giống Việt có nguy cơ bị biến mất trên mặt địa cầu thì cảnh báo vậy thôi! 

Vài dòng tâm tình với em vào thời điểm hoàng hôn của cuộc đời cũng là cách anh bắt chước nhà thơ Phùng Quán “vịn câu thơ mà đứng dậy”, chỉ vì anh không muốn … sống quỳ! Anh cầu chúc em sức khỏe dồi dào và đừng quên nhiệm vụ của nhà văn không thể “mua vui cũng được một vài trống canh” như thi hào Nguyễn Du. Em hãy tin Thượng Đế trao cho em một sứ mạng thì em sẽ vượt qua mọi khổ đau cá nhân. Người ta bảo “Văn dĩ tải đạo” thì làm nhà văn phải chuyển tải cái gì đó để dân tộc mình trưởng thành, phải không? Đâu có thể là “thương nữ bất tri vong quốc hận” mãi được!

Thân ái,

Bằng Phong Đặng văn Âu, anh của em.

Telephone 714 – 276 – 5600

Email Address: bangphongdva033@gmail.com