BÀI NÓI CHUYỆN CỦA TƯỚNG NGUYỄN
CAO KỲ
Tại Đại Học DeAnza, Cupertino, California
Nguời dịch: Nguyễn Lệ Hà
* * *
Lời nguời dịch: Ngày 13 tháng 6 năm 2003, Thiếu Tuớng Nguyễn Cao Kỳ
được giáo sư John K. Swensson, Khoa truởng Khoa Ngôn Ngữ của truờng Đại Học
DeAnza, Cupertino, California mời nói chuyện về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Nhân cuộc hành trình của Tướng Kỳ mới đây gây nhiều sôi nổi trong cộng đồng,
tôi phiên dịch bài diễn văn này ra quốc ngữ để cống hiến bạn đọc. Hy vọng các
bạn đọc sẽ chia sẻ đuợc tâm ưu của Người Lính Già Nguyễn Cao Kỳ có cái nhìn xa
về thời cuộc mà phải hứng chịu nhiều hiểu nhầm của dư luận ngày hôm nay. Ông ta
đã chiến đấu và đã không ngừng mưu cầu cho dân tộc có một tương lại tươi sáng
hơn.
Trước tiên, tôi
xin cảm ơn các bạn sinh viên và quý trường đã cho tôi có dịp để chia xẻ vài cảm
nghĩ của tôi. Đặc biệt xin cảm tạ bà Martha Kanter và ông Khoa truởng John
Swenson đã có nhã ý mới tôi đến nói chuyện hôm nay.
Vào tháng Tư
của 27 năm truớc, sau 20 năm chống trả anh dũng, Miền Nam Việt Nam đã rơi vào
tay kẻ thù. Bao biến đổi từ đó. Nhiều nguời trong số các bạn chưa ra đời; với
những người nào còn nhớ lại ngày đen tối đó, những nguời mà sau bao năm tháng,
thời gian đã in hằn trên khuôn mặt những nếp nhăn và tóc đã điểm mầu sương
khói, đã bảo toàn danh dự trong những giờ phút khó khăn, không làm mất đi lý
tưởng mà các bạn theo đuổi. Các bạn đã trưởng thành, sự hy sinh và nhiệt huyết
của tuổi trẻ đã mang lại sự thành công và trách nhiệm ở những địa vị xứng đáng
trong xã hội Mỹ. Còn đối với tôi, như các bạn thấy, tôi không còn khoác khăn
quàng tím, mặc áo bay đen, lưng đeo súng lục. Tôi đã chôn tất cả dưới đáy
rương, kỷ vật của một thời quá khứ. Cuộc chiến đã lùi dần vào lịch sử, sự thất
bại về dân chủ ở Việt Nam đã để lại những dấu ấn trong lương tâm của hai quốc
gia. Những câu hỏi đặt ra từ năm 1975 vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Làm sao
với một đồng minh Mỹ vô địch về kinh tế, chính trị và quân sự cộng thêm sự hỗ
trợ của các nước đồng minh khác mà Nam Việt Nam lại bị đánh bại bởi một quân
đội lạc hậu, nghèo đói của Bắc Việt? Hôm
nay tôi xin đưa ra những câu trả lời về vấn đề này.
Thưa qúy vị,
Sử liệu của Hoa Kỳ thường cho rằng sự thất trận xảy ra vì cuộc
chiến thiếu chính danh, vì chính phủ và quân đội Miền Nam tham nhũng, vì lính
Nam Việt hèn nhát, vì Mỹ bỏ rơi Nam Việt vv… Tuy nhiên, không một điều kể trên
được chấp nhận như một định nghĩa đúng. Tôi muốn nói: “Chúng ta thất trận vì
hai lý do. Vì bang giao giữa Mỹ và Nam Việt không đồng nhất, không quân bình,
đôi khi trịch thượng. Và cũng bởi vì chiến lược của chúng ta là chiến tranh tự
vệ, một chiến thuật tự nó đã đưa đến sự thất bại và sau cùng là sự thất trận”.
Làm sao điều này đã thật sự xảy ra? Là một nguời sinh ra và lớn lên trong cuộc
chiến, một nguời đã từng tham dự và chỉ huy, đã chứng kiến và chia sẻ sự khổ
đau của dân tộc và nhân dân tôi, tôi sẽ cố trình bày một cách khách quan về
những sự kiện và những nhận xét đã đưa tới câu tuyên bố táo bạo này. Đêm nay, thật là khó khăn khi phải trực diện
nó, các bạn sẽ nghe được những sự thật mà các bạn chưa bao giờ nghe và tôi tin
là các bạn sẽ đồng ý với lời kết luận của tôi.
Sau hiệp định Genève 1954, Việt Nam bị chia đôi. Trên giấy tờ,
Bắc và Nam Việt Nam là hai quốc gia song sinh được sinh ra cùng một thời điểm.
So sánh với Miền Bắc qủy quyệt, thì Miền Nam chỉ là một đứa trẻ thơ dại. Có
nghĩa là từ nhiều năm, trước khi có sự chia đôi đất nước, Hà Nội đã chứng tỏ là
một thực thể chính trị đáng nể sau khi đã tham dự hàng loạt các Hội nghị Quốc
tế và theo đuổi cuộc chiến tranh du kích chống Pháp. Hồ Chí Minh đã có tiếng
vang trên chính truờng quốc tế qua sự lãnh đạo cuộc chiến chống thực dân Pháp.
Chính quyền Hà Nội nắm quyền lực với một thành tích là đánh đuổi ngoại xâm và
tranh đấu cho quốc gia độc lập. Họ tự cho họ là những nguời giải phóng nhân
dân. Lúc đầu, họ nhận được sự ngưỡng mộ và thiện cảm của đa số các nuớc “bị
trị” thuộc Khối Không Liên Kết của Thế Giới Thứ Ba, dĩ nhiên sẽ đối nghịch với
những nước giàu có như Pháp và Hoa Kỳ. Bắc Việt còn được sự yểm trợ tối đa của hai
siêu cường cộng sản là Nga Sô và Trung Cộng. Điều này đã làm họ tuyệt đối tin tưởng
là cuối cùng họ sẽ thắng. Tôi muốn đào sâu vấn đề hơn.
Ai cũng hiểu là nếu không có sự giúp đỡ vĩ đại của các siêu
cuờng Cộng Sản, Bắc Việt không thể kéo dài cuộc chiến xâm lăng trong nhiều năm
đuợc. Nga Sô và Trung Cộng rất kín đáo về sự trợ giúp của họ. Trong suốt cuộc
chiến, không một viên chức Nga hay Trung Cộng nào có lời tuyên bố can thiệp lộ
liễu vào nội bộ của Bắc Việt. Trái lại, những nhà lãnh đạo Bắc Việt luôn luôn
được đẩy ra ngoài ánh sáng quốc tế, đuợc trình diện như những nguời theo chủ
nghĩa Dân Tộc, những nhà ái quốc, những nhà tranh đấu cho chính nghia, lật đổ
đế quốc thực dân và tư bản hầu giải phóng nhân dân Việt ra khỏi ách thống trị.
Chẳng bao lâu bộ mặt Mác-Lê bị lật tẩy, Hà Nội cũng bị mất cảm tình chút ít
trên thế giới, nhưng sự ngưỡng mộ vẫn còn. Nếu họ không còn có chính nghĩa là
đánh đuổi thực dân nữa, đối tượng để tranh đấu chính trị sẽ không còn, thì họ
chẳng còn gì để mà tranh đấu.
Về phía Miền Nam, sự việc khác hẳn. Nam Việt phải xây dựng từ
số không, và ngay từ đầu đã lệ thuộc quá nhiều vào các siêu cuờng Tây Phương.
Thí dụ như một nguời sống nhờ vào tiền an sinh xã hội, càng ngày càng lệ thuộc
vào sẽ khó dứt bỏ đuợc. Trong những năm của thập niên 50, những hoạt động chính
trị và quân sự ở Việt Nam đã chịu ảnh huởng nặng nề của Pháp, một ông chủ thực
dân, về tất cả những quyết định quan trọng. Nguời Pháp đưa ông Bảo Đại ra làm
Quốc Truởng, vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn dưới thời bảo hộ Pháp. Tất cả Nội
các của ông Bảo Đại đều là những nguời có thời liên hệ với Pháp. Họ không được
sự ủng hộ của quần chúng trong nuớc. Chỉ khi ông Ngô Đinh Diệm xuất hiện thì
Nam Việt mới có một thể chế và lãnh đạo xứng đáng. Rất tiếc là sau vài năm ngắn
ngủi, chính quyền Nam Việt Nam bị băng hoại vì sự áp dụng độc tài gia đình trị.
Nhưng so với sự độc tài đảng trị của cộng sản Việt Nam thì sự độc tài ở Miền
Nam không thể nào sánh bằng. Khi ảnh hưởng của Pháp bắt đầu mờ dần, sự xuất
hiện của Mỹ đã trực tiếp ảnh hưởng hàng ngày vào những quyết định của Nam Việt
Nam, thì một vị Tổng Thống có tinh thần quốc gia cấp tiến mà cứng đầu như ông
Diệm bắt buộc phải bị lật đổ.
Thưa các bạn,
Bang giao giữa Mỹ và Nam Việt Nam chưa bao giờ thể hiện được
bình đẳng trong sự hợp tác. Cuộc chiến trở thành “cuộc chiến tranh của Johnson”
thay vì chúng ta chiến đấu cho tự do và độc lập. Từ quan niệm trên mà Nam Việt
Nam chỉ được xem như là một tiền đồn để chống chủ nghĩa cộng sản. Cuộc chiến
đấu giành tự do của chúng ta là một việc cao qúy nhưng chúng ta không cho đó là
vấn đề chủ yếu để giải thích cho dân chúng Mỹ và Việt Nam hiểu rằng đây không
phải là một cuộc nội chiến giữa chính quyền và quân phản loạn ở Nam Việt Nam,
mà là một sự xâm lăng trắng trợn một quốc gia Nam Việt Nam bởi một quốc gia
khác có tên gọi là Bắc Việt Nam. Vào giữa thập niên 60 Hoa Kỳ đã đổ nửa triệu
quân vào Miền Nam. Mười tỷ đô la đã đổ vào đề sử dụng cho quân đội và viện trợ
kinh tế, và còn nhiều số tiền lớn khác được chi ra. Sự hiện diện của Hoa Kỳ được
thấy rõ trong nhiều lãnh vực hoạt động, ở bất cứ một giai tầng nào trong chính
phủ. Ngay cả trong giai cấp lãnh đạo, kể cả Tổng Thống, cũng được chỉ định một
vị cố vấn đặc biệt. Sự có mặt và ảnh huởng của Mỹ thật là quá rõ rệt. Nhiều đến
nỗi một nguời dân Việt ở ngoài phố đã thốt lên rằng “Ông Đại sứ Mỹ là Quan Toàn
Quyền giống như dưới thời Pháp thuộc”. Ảnh huởng của báo chí và chính giới Mỹ
còn tệ hại hơn nữa, luôn luôn muốn nhấn mạnh vai trò của nguời Mỹ tại Việt Nam,
họ đã biến chiến tranh Việt Nam thành một sự đối kháng giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt,
đẩy nhân dân, chính phủ và quân đội của Nam Việt vào vai trò phụ. Điều này càng
được khuyếch đại bởi bộ máy tuyên truyền của cộng sản quốc tế. Vì thế chính
quyền Nam Việt Nam dưới con mắt nguời dân trong nuớc và cả thế giới đã trở
thành một chế độ bù nhìn được dùng cho quyền lợi của tư bản Mỹ. Hậu quả là mặc
dù chúng ta có chính nghĩa, nhưng chúng ta không bao giờ có được một chính danh
cần thiết để được lòng nhân dân, một yếu tố tối cần thiết cho sự chiến thắng.
Thưa các bạn,
Chúng ta đều hiểu rằng trong chiến tranh, yếu tố chính trị và
quân sự phải hỗ tương. Điều này rất đúng tại Việt Nam. Không những chúng ta bị
thất lợi về chính trị mà chúng ta còn áp dụng một căn bản sai lầm trong binh
pháp khi chúng ta chọn chiến đấu trong một trận chiến giới hạn và tự vệ. Hải
Quân và Không Quân hùng mạnh của Hoa Kỳ đã không được dùng để tấn công vũ bão
vào lực luợng địch, buộc họ phải qui hàng, như đã xảy ra trong cuộc chiến Vùng
Vịnh và Afghanistan. Hoa Kỳ đã không thi triển sự chớp nhoáng của Không Quân
chiến luợc hay sự hùng hậu của Đệ Thất Hạm Đội để tiêu diệt những căn cứ địch,
để ngăn cản đường tiếp tế trên bộ cũng như trên biển, để phong tỏa những hải
cảng của địch.
Vì phải chiến đấu trong một cuộc chiến giới hạn và tự vệ, Hoa
Kỳ đã cho phép kẻ thù liên tục tiếp tế cho quân lính họ ở chiến truờng. Những
chính trị gia của Hoa Kỳ vì e ngại Trung Cộng sẽ can thiệp và gây ra một cuộc
chiến Triều Tiên khác. Nước Mỹ đã và đang có một Hải Quân hùng mạnh nhất thế
giới, nhưng vì sợ mích lòng Nga, đã không chịu phong tỏa Hải Phòng. Hàng tấn vũ
khí đã đưa qua hải cảng này để chuyển vào đánh Nam Việt và các đồng minh.
Đã từ lâu, trước khi Hoa Kỳ quyết định ngưng chiến, tôi đã
nhận thấy sự thất bại là một kết quả không thể tránh được khi mà Hoa Kỳ thiếu
quyết tâm chiến thắng. Tôi đã yêu cầu tình nguyện lãnh đạo một cuộc “Bắc Tiến”.
Tôi chỉ đòi hỏi Hoa Kỳ một điều kiện duy nhất là họ sẽ yểm trợ về Không Lực vì
quân đội Hoa Kỳ cũng đã có mặt ở Miền Nam để bảo vệ những nơi đông dân cư. Mục
đích của tôi không phải là để xâm lăng Miền Bắc, mà chỉ để ép buộc Hà Nội phải
rút quân từ phía Nam về để chống đỡ và từ đó sẽ đưa đến thương thuyết hòa bình.
Các bạn cũng như tôi có thể không phải là nhà chiến lược giỏi,
nhưng chúng ta cũng phải biết là “Tiên hạ thủ vi thuợng sách”, ngay cả lúc
chúng ta ở thế bị động. Cái được gọi là chiến dịch “truy kích và tiêu diệt”
cũng chỉ được dùng trong ranh giới của chúng ta. Căn cứ địa của địch vẫn luôn
luôn là hậu cứ an toàn. Địch đã dùng các nước lân bang như Lào và Campuchia để
làm trạm giao liên, căn cứ tiếp liệu và trung tâm dưỡng quân của họ.
Những tuớng lãnh của địch đã áp dụng một kế hoạch hành động là
luôn luôn chủ động mở cuộc tấn công. Khi quân mạnh thì họ tấn công, khi họ suy
yếu hay mệt mỏi thì họ rút lui về hậu cần để nghỉ ngơi, để an dưỡng và tái phối
trí.
Bên phía chúng ta, dân chúng Mỹ đã chờ đợi quá lâu mà không
thấy ánh sáng cuối đuờng hầm, họ đã mất kiên nhẫn. Họ đòi hỏi phải có chiến
thắng huy hoàng, một điều không thể nào thực hiện được trong tư thế hoàn toàn
bị động của chúng ta. Tinh thần quân lính xuống thấp vì họ bị buộc phải chiến
đấu với đôi tay bị trói sau lưng. Mặc dù sự thật là địch đã bị đánh bại và tổn
thất nặng nề, cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 đã là một chiến thắng vẻ vang cho
phe địch. Dù thua trên trận địa chiến, họ đã thành công trong việc chia rẽ
chính quyền và quần chúng Hoa Kỳ, một yếu tố quan trọng trong chiến luợc và đem
lại khích động tối đa cho các phong trào phản chiến.
Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài đã trực tiếp điều khiển cuộc chiến
qua hàng ngàn dặm đường, đã chỉ thị những chính sách mâu thuẫn với những quyết
định không ngừng đưa đến sự lúng túng của các đơn vị trưởng ngoài mặt trận.
Việc ra lệnh trải bom B-52 của Tổng Thống Nixon lúc gần cuối cuộc chiến đã quá
trễ và quá ít. Điều này chỉ dùng vào một mục đích duy nhất là ép buộc cộng sản
phải ngồi vào bàn hội nghị tại Paris để Hoa Kỳ có thể sửa soạn một cuộc rút
quân khỏi Việt Nam trong danh dự. Sau vụ Watergate, Hoa Kỳ như con thuyền không
lái. Việt Nam đã bị bỏ rơi, trôi theo dòng định mệnh. Sự rã ngũ của Tháng Tư
năm 1975 là một kết thúc không thể tránh đuợc. Điều chúng ta tiếc nuối nhất là
nó đã kết thúc trong nhục nhã và bi đát.
Thua các bạn,
Tham nhũng và khả năng chiến đấu của quân đội Nam Việt Nam là
một trong những lý do được lý giải đưa đến sự thất trận. Dĩ nhiên là có sự tham
nhũng ở Việt Nam. Nhưng xin các bạn hãy nêu lên tên của một quốc gia nào mà
không có tham nhũng, kể cả những quốc gia dân chủ và xã hội tân tiến nhất. Vẫn
biết rằng vì chiến tranh và nghèo đói, mức độ tham nhũng ở Nam Việt Nam có cao
hon mức độ trung bình của quốc tế, nhưng hãy cho phép tôi mở một dấu ngoặc ở
đây để thông báo rằng cũng từ ngày làm chủ lãnh thổ Việt Nam thì cộng sản đã tự
biểu lộ cho thấy họ cũng hăng hái trong trò chơi tham nhũng này. Ý chí chiến
đấu của quân đội Nam Việt nếu các bạn nhìn vào đời binh nghiệp của tôi như một
điển hình, các bạn sẽ thấy rằng những chiến công của tôi cũng không thua gì
những quân nhân của các nước khác. Phải nói rằng đa số chiến hữu của tôi đều có
một tinh thần chiến đấu cũng cao như tôi. Hãy nhìn vào con số thống kê các quân
nhân tử trận, những người lính chiến đấu đã hy sinh trong suốt 25 năm chiến
tranh, các bạn phải công nhận họ là những nguời xuất chúng nhất của chúng ta.
Rất tiếc là họ đã không được dùng và được yểm trợ đúng mức, và họ đã bị bỏ rơi
một cách nhục nhã.
Một vài nhà trí thức tự do thường chỉ trích chế độ Nam Việt là
một chế độ độc tài quân phiệt. Thế kỷ vừa qua là một thế kỷ của quyền lực thực
sự cai trị. Tất cả sự khác biệt về chủ thuyết và kinh tế đều được giải quyết bằng vũ lực. Sức mạnh của
quân đội là một điều cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền, tự do, độc lập của
một quốc gia. Ngoại trừ những nước tiên tiến đã có một quá trình dân chủ lâu
dài, một đời sống hòa bình và thịnh vuợng, tất cả những nước nghèo đói, lạc
hậu, bị chiến tranh tàn phá của Thế Giới Thứ Ba đều sống dưới một chế độ ảnh hưởng
bởi quân đội cả.
Nam Việt Nam cũng không đi ra ngoài biệt lệ đó. Muốn Việt Nam
vừa chống chiến tranh xâm luợc vừa xây dựng Dân Chủ là một điều không thực tế.
Xây dựng dân chủ ở Tây phuong, Anh quốc và Hoa Kỳ cần phải tranh đấu đến hàng
trăm năm. Nhưng người Việt Nam chúng tôi chỉ có thể xây dựng dân chủ sau khi
hoàn tất hòa bình và độc lập. Cho dù có hoàn tất đi chăng nữa thì dân chủ cũng
không thể có ngay lập tức, mà phải xây dựng từng giai đoạn một để hòa nhịp với
nếp sống văn hóa, xã hội và kinh tế của mỗi nguời dân. Chỉ trích Nam Việt Nam
đã không xây dựng được một chế độ dân chủ để rồi lấy đó làm cái cớ để bỏ rơi
Nam Việt Nam là một sự phản bội phũ phàng đối với một đồng minh đã đặt niềm tin
vào lời nói của Hoa Kỳ.
Năm 1968, khi lực luợng cộng sản chọn ngày Tết để tổng tấn
công vào những thành phố chính của Miền Nam, khi mà những nguời lính Nam Việt
Nam bị bao vây và bị tràn ngập, họ đã kêu gọi các lực luợng đồng minh Hoa Kỳ
đến yểm trợ hỏa pháo và phi pháo, thì những nguời Việt Nam chúng tôi chỉ gặp
phải những lời giải thích bí ẩn bảo rằng không có một phi cơ hay trọng pháo nào
sẵn sàng, hoặc là đơn vị cần phải chờ lệnh của thuợng cấp. Khi đó tôi có thể
nhìn ra từ phía nhà tôi, và thấy rằng hàng dãy phi cơ khu trục của Hoa Kỳ nằm
án binh bất động. Tại sao đồng minh chúng tôi lại không tiếp cứu chúng tôi tức
khắc khi chúng tôi kêu cứu? Chỉ có một điều để giải thích cho sự việc này là,
có một nhân vật cao cấp nào đó trong chính phủ của Hoa Kỳ đã can thiệp vào vụ
tấn công này, muốn nó sẽ thành công đến một mức độ mà nhà cầm quyền Nam Việt
phải nhuợng đất cho “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, một cánh tay của quân xâm
lăng Bắc Việt.
Trong thời gian Hòa Đàm Paris, ông Đại Sứ Mỹ Averell Harriman
đã nhấn mạnh rằng “Mặt Trận Giải Phóng” phải được ngồi ngang hàng với Nam và
Bắc Việt Nam. Ông ta đã từ chối không nghe lời phản đối của chính quyền chúng
tôi.
Thưa các bạn,
Khuôn mẫu của Hoa Kỳ là tự do, cơ hội học vấn và kinh tế tài
chính, là lối sống, là sự giàu sang và hoàn mỹ của một quốc gia và dân tộc đã
đưa đến sự ganh tị trong các nước văn minh. Ngày nay, ở Việt Nam, con cháu của
những người đã một thời chống Mỹ cách đây hai thập niên, tất cả đều yêu chuộng
mọi điều thuộc Mỹ quốc. Cách đây vài năm, hàng ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ đã
viếng thăm Việt Nam, đã được quần chúng đón chào và nguỡng mộ. Khi Tổng thống
Bill Clinton viếng thăm Việt Nam cách đây hai năm, mọi nguời dân từ Nam chí Bắc
đều chen chúc nhau để được nhìn thấy ông. Bởi vì cho dù những nhà lãnh đạo ở
Việt Nam có tuyên bố gì trong quá khứ đi chăng nữa thì đại đa số nguời dân Việt
Nam (hiện giờ là 83 triệu) đều theo Mỹ cả. Hoa Kỳ tượng trưng cho một đời sống
tốt đẹp hơn, cơ hội và hy vọng. Điều mà tất cả những nguời lính Hoa Kỳ và Nam
Việt Nam trước kia đã chiến đấu để mang lại cho đất nước chúng tôi. Sự niềm nở
đón tiếp ông Clinton hay những nguời Mỹ khác cũng vậy, là một bằng chứng cụ thể
rằng những người chiến đấu cho dân chủ và tự do đã đứng ở phía chính danh.
Vì thế tôi muốn nói hôm nay với những cựu chiến binh Việt Nam,
Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Thái, Nam Hàn và tất cả những người đã ủng hộ cho cuộc
chiến vì tự do của chúng tôi, chúng ta không có gì để mà xấu hổ. Với ba mươi
năm dưới sự cai trị tồi tệ của Đảng Cộng Sản đã chứng tỏ là chúng ta chống chế
độ cộng sản là đúng. Do đó, chúng ta hãy bỏ qua mặc cảm tội lỗi, cái gọi là
“Hội Chứng Chiến Tranh Việt Nam” và tự hãnh diện về chúng ta và những cố gắng
của chúng ta. Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong thập niên vừa qua. Những nước
theo cộng sản ở Đông Âu đã từ bỏ chủ thuyết Mác-Lê và du nhập những nguyên tắc
kinh tế thị truờng vào kinh tế của quốc gia mình.
Tập đoàn cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam đã qui tiên rồi: “Hồ Chí Minh đã mất. Phạm văn Đồng đã đi, Trường
Chinh, Lê Duẩn, Võ Chí Công đã mất. Ngay cả những nhà lãnh đạo cuộc chiến chống
họ như ông Richard Nixon và ông Lyndon Johnson đều đã mất. Những nhà lãnh đạo
Miền Nam như ông Ngô Ðinh Diệm đã qua đời. Ông Nguyễn văn Thiệu đã chết. Ông
Dương văn Minh cũng đã chết. Riêng chỉ còn mình tôi. Tôi là người cuối cùng. Và
tôi muốn nói rằng đây là lúc mà thế hệ của tôi gọi là “nguời Việt chống Cộng”
hãy bỏ quên đau buồn và thù hận để nhường buớc cho thế hệ trẻ hơn, những con em
của chúng ta, có cơ hội mang người Việt Nam xích lại với nhau. Đây là thời điểm
mà thế hệ của tôi nên chấm dứt kêu gọi hận thù.
Giống như hầu hết những người Việt chống Cộng khác, tôi là một
chiến sĩ. Tôi chiến đấu hết mình và tôi rất hãnh diện về những điều mà tôi đã
hoàn thành trong thời chiến. Tôi rất thương tiếc những đồng đội can đảm của tôi
đã chết cho chính nghĩa tự do. Và tôi cũng thấu hiểu những anh chị em đã chịu
đựng sự đau khổ dưới chế độ cộng sản. Tôi hiểu rằng họ đã chịu đựng nỗi khổ đau
của cái gọi là trại tù cải tạo, rằng họ đã mất đi người thân, mất đi tự do cá
nhân, mất đi cả nhà cửa và tài sản. Điều
này thật bất công và đau đớn. Nhưng quá khứ đã qua. Chúng ta giờ đã quá già,
tương lai Việt Nam không còn trông cậy vào chúng ta nữa. Hãy để cho thế hệ trẻ
tự tìm ra hướng đi về tương lai mà không phải mang gánh nặng tạo ra bởi cha ông
chúng. Đây là thời điểm để cho thế hệ chúng ta ngưng rao giảng sự thù hận và
cay đắng. Có lợi gì để tranh cãi ai đúng, ai sai?
Do đó hôm nay tôi muốn nói, chúng ta, những người đã già, hãy
bỏ qua một bên những sự thù hận. Nếu chúng ta không thể tha thứ thì chúng ta
hãy quên đi. Chúng ta hãy để cho một thế hệ mới tự đi tìm con đuờng của họ, bởi
vì Việt Nam sẽ chỉ phát triển khi có sự đoàn kết. Việt Nam đã đến lúc cần phải
có những quyết định dứt khoát. Trung Hoa dường như muốn biến đất nước chúng ta
thành một thuộc địa về kinh tế, một nguồn cung cấp tài nguyên, một thị truờng
cho các hàng tiêu thụ. Việt Nam sẽ phải quay sang Trung Hoa vì đó là nguồn gốc
của đa số di sản văn hóa hay là thiết lập một bang giao bền vững với Hoa Kỳ dựa
trên mô thức của sự tương kính và hỗ tương quyền lợi kinh tế mà vẫn giữ được
độc lập? Điều mà những thường dân mong muốn rất rõ ràng qua sự đón chào thân
thiện với du khách Mỹ. Bây giờ mọi nguời đã biết là nguời Cộng Sản Việt Nam đã
chết.
Đồng bào chúng tôi muốn bắt chuớc như Nam Hàn, Singapore, Đài
Loan và Hồngkông. Họ muốn biến Việt Nam thành một con tiểu long th̗ứ năm. Điều
đó không phải dễ. Việt Nam phần lớn vẫn là một quốc gia nông nghiệp, vẫn cần sự
giúp đỡ phát triển hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Vấn đề tham nhũng vẫn tồn tại,
mặc dầu cuối cùng thì chính quyền Hà Nội cũng đã nhận thức đuợc điều gì phải
làm để thanh lọc và giảm thiểu tham nhũng đến mức bình thuờng đuợc quốc tế chấp
nhận. Tôi tin tuởng rằng sự thay đổi của nền kinh tế và co chế của Việt Nam đã
bắt đầu.
Sự hồi sinh kinh tế Việt Nam đã bắt đầu để có thể khuyến khích
những nguời tị nạn trở về. Hơn ba triệu nguời trong chúng ta, hai phần ba ở Bắc
Mỹ. Nếu so sánh với một nguời Việt Nam trung bình ở quê nhà thì chúng ta có
kiến thức và nhiều khả năng chuyên môn hơn. Có nguời cho rằng giới trẻ sinh ra
ở đây hay đã rời xa quê hương lúc còn nhỏ sẽ không muốn từ bỏ nếp sống thoải
mái ở Mỹ, Gia Nã Đại, Pháp hay Úc. Nhưng tôi tin rằng có rất nhiều bạn trẻ mong
muốn giúp nuớc nhà phát triển. Bao năm qua, tôi đã đi tới nhiều nơi trên đất
Mỹ, gặp gỡ và thăm hỏi nhiều bạn trẻ, đã cho họ biết rằng họ là rường cột của
tương lai Việt Nam, rằng đất nuớc cần đến khối óc và bàn tay của họ. Và tôi
cũng vui mừng thông báo cùng các bạn là trong số những nguời trẻ mà tôi có dịp
nói chuyện, nhiều người cũng có lòng yêu nuớc không kém ước vọng cá nhân, họ sẽ
trở về quê nhà khi thấy có cơ hội để áp dụng sở trường của họ.
Những nguời Hoa Kỳ đến Việt Nam để tìm môi trường buôn bán sẽ
nhận thấy một tình thế khác hẳn thời gian những quân lính đến vì chiến tranh.
Họ sẽ không còn là những “Anh Hai” đến để giúp chiến đấu. Họ sẽ là những cổ
phần viên, những nhà thầu. Nhưng để xây dựng cây cầu nối lại những hiểu lầm không
thể tránh được giữa Đông và Tây sẽ là những người trẻ Việt Nam sinh trưởng hay
theo Đại Học tại Hoa Kỳ. Trong vòng mười, mười lăm năm nữa, hầu hết những công
ty thương mại thành công sẽ được quản trị bởi những người có kiến thức và tư
duy theo kiểu Mỹ.
Tôi rất lạc quan về thế hệ lãnh đạo Việt Nam kế tiếp. Bây giờ
thì Hiệp Uớc Thương Mại đã được phê chuẩn. Sự giao thiệp giữa hai quốc gia đã
gia tăng. Những viên chức của Đảng Cộng Sản đã viếng thăm Mỹ quốc, tiếp xúc với
nhiều người Mỹ, tôi tin tưởng rằng họ sẽ sớm thay đổi những điều luật kinh tế
đã hạn chế Việt Nam mấy chục năm nay. Vì thể chế chính trị được xây dựng trên
nền tảng luật lệ kinh tế, thay đổi luật lệ chính trị sẽ theo sau, việc quốc
doanh nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản. Hậu quả sẽ lung lay tới mọi giai tầng xã
hội, kể cả tư pháp và lập pháp. Hiện giờ đã có những chuyên gia và doanh gia
hăng hái tham dự vào những quyết định hàng ngày của chính phủ. Một khi Việt Nam
đã theo đường huớng tư bản, thì dân chủ và luật lệ sẽ đi theo. Chủ nghia Cộng
sản Việt Nam kéo dài chưa đầy năm mươi năm, nhưng khi chúng ta nhìn lại Việt
Nam với bốn ngàn năm văn hiến thì sẽ thấy năm mươi năm chỉ là một nháy mắt. Tuy
tôi không còn là một thanh niên, nhưng sức khỏe vẫn còn tráng kiện, hy vọng sẽ
sống thêm nhiều năm nữa. Tôi muốn sống để nhìn thấy một nước Việt Nam tái sinh.
Xin tất cả cá bạn giúp một bàn tay để điều này thành sự thật.
Thưa các bạn,
Để kết luận, cho phép tôi đuợc nói là tôi rất sung sướng đuợc
hiện diện ở đây. Tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Tôi đã chiến đấu bên
cạnh các chiến binh Hoa Kỳ và đã cùng đổ mồ hôi, máu và nuớc mắt với nhau. Tôi
lấy làm vinh dự được chia sẻ những nỗi vui, buồn của những nhà lãnh đạo đáng
kính của quí quốc. Trong suốt hai mươi bảy năm sống đời tị nạn, tôi đã từng làm
việc mười bốn tiếng một ngày trong một tiệm ruợu, và tôi cũng đã từng là một
ngư phủ sống trên biển hàng tuần để câu tôm cá. Tôi đã thấy các con tôi trưởng
thành và tự lập và tôi cũng đã qua bao thăng trầm của cuộc sống. Điều an ủi lớn
nhất trong đời tôi là lần đầu tiên ở nơi đất khách, dù trong hoàn cảnh nào, tôi
luôn luôn được nguời Mỹ đón tiếp nồng nàn. Nước Mỹ đã cưu mang tôi và gia đình
tôi trong suốt hai mươi bảy năm yên lành trên một đất nuớc thịnh vuợng và hoàn
mỹ nhất thế giới. Hoa Kỳ là quê hương thứ hai của tôi. Tuy nhiên, tôi quyết
định một ngày không xa, tôi sẽ trở về chôn nhau cắt rốn, được sống và chết nơi
quê nhà. Xin cảm ơn lòng tốt và bao dung của các bạn và nhân dân Hoa Kỳ. Thay
mặt tất cả những nguời Việt Nam, tôi xin đa tạ 58 ngàn nguời Mỹ đã hy sinh bỏ
mình cho tự do của dân tộc tôi. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn hàng triệu người
đã quên thân mình cho dân tộc tôi, những người đã gác bỏ uớc vọng riêng tư để
giúp đỡ những nguời khốn cùng mà không mong được trả ơn. Cảm ơn lòng can đảm, lòng
vị tha và bao hy sinh đau đớn của các bạn.
Năm nay tôi đã 72 tuổi (năm 2003), một nguời lính già. Và như
Douglas McAthur, một trong những danh tuớng của các bạn đã nói: “Người lính già
không bao giờ chết, họ sẽ dần dần mờ nhạt đi thôi”. Trong những năm tháng còn
lại, người lính già này luôn hướng về Việt Nam, quê cha đất tổ. Tôi xin dâng
hiến phần đời còn lại để phụng sự cho quê mẹ và cho dân tộc tôi mà không có một
tham vọng nào và không đòi hỏi một sự báo đáp nào. Tôi kêu gọi các bạn, nhất là
các chiến hữu Hoa Kỳ của tôi, hãy giúp sức xây dựng một nhịp cầu thân hữu nối
lại giữa hai quốc gia. Sự yêu thương hay thù hận hãy quên đi. Thù hận phải đuợc
thay thế bằng tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Cám ơn sự theo dõi của các bạn.
Và bây giờ tôi xin trả lời các câu hỏi.
Nguời dịch: Nguyễn Lệ Hà
Speech by Gen Nguyen Cao Ky, 13 Jun 2003 * * * Students, faculty, administrators and staff, I thank you for
this opportunity to share a few thoughts. I am particularly indebted to
President Martha Kanter and to Dean John Swensson for your kind invitation to
speak today.
American history books postulate that the war was lost
because it lacked legitimacy, because of corruption in the government and
armed forces of South Vietnam, because of the cowardliness of South
Vietnamese troops, because America abandoned South Vietnam, and so forth.
None of these, however, is accepted as definitive.
After the 1954 Through leadership of the fight against French colonialism,
Ho Chi Minh had made a name for himself in the international political arena.
The
The relationship between the
The influence of the American media and politicians was even
more devastating. Always emphasizing the role of the Americans in
We all know that in war the political and military factors
have to complement each other. This was particularly true in
LADIES AND GENTLEMEN: Among the reasons apologies have advanced to explain the
defeat was the corruption and the fighting capability of the troops in
Some liberal intellectuals used to criticize the South
Vietnamese regime as a military dictatorship. The century just past is one in
which sheer force always ruled. Every economic or doctrinal difference had to
be resolved by force. Military strength is necessary to protect sovereignty,
the freedom and independence of a country. With the exception of those
advanced countries that had a long democratic tradition and were lucky to
live in peace and prosperity, all the poor, backward, war-torn countries of
the
The idea of When President Bill Clinton visited
I still mourn my brave comrades who died fighting for
freedom. And so I understand how my brothers and sisters suffered under
Communism. I know that they endured the agonies of the so-called re-education
camps, that they lost loved ones, lost their personal liberty, lost their
homes and property. It was unjust. It was humiliating. It was painful.
Americans who come to
In conclusion, allow me to say that I am very happy to be
here meeting with you. I was born and grew up during war. I have fought
alongside American fighting men and women, and together with them I have shed
blood, sweat and tears. I have been privileged to share many joys and sorrows
with the remarkable men who were the leaders of your country. During my 27
years living in exile, I have worked years of 14-hour days in a liquor store,
and I have been a fisherman who spent weeks at a time on the open sea to
catch fish and shrimp. I have watched my children grow up and start their own
families, and I have experienced enough ups and downs to last a lifetime.
I am 72 years old now, an old soldier, and as Douglas
MacArthur, one of your most celebrated generals, has said, "Old soldiers
never die, they just fade away." In his fading years, this old
soldier still yearns for
|
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.