Linh Hồn và Cõi Âm
Bác sĩ
Bùi Duy Tâm.
*
BS Bùi
duy Tâm là một người rất quen thuộc với giới trí thức, sinh viên của Huế.
Trước năm 1975, ông có một thời gian làm khoa
trưởng Đại Học Y khoa Huế. Đó là một người rất đặc biêt và khác thường, thể hiện
bằng một số việc làm khác người ở trương ĐH Y khoa Huế như:
- thay
hình tượng ông Tổ ngành Tây Y Hippocrate bằng Ông Tổ ngành Y Việt Nam Hải Thượng
Lãn Ông
- Lễ tốt
nghiệp Bác sĩ Y khoa Huế : thay vì sinh viên ra trường mặc toge truyền thống ,
lại thay bằng áo dài xanh , khăn đóng.
-
Khuyến khích làm luận án Tiến sĩ Y khoa bằng đề taì Y học Đông phương (như Hà
Thúc Như Hỉ - em GS Hà Như Chi - với luận án về hệ thống huyệt đạo trên cơ thể
con người.
- Và một số vụ việc trong nội bộ khác
Sau một thời gian ngắn, chức khoa trưởng ĐH Y
Khoa Huế được trao cho BS Lê bá Vận cho đến năm 1975.
Bài
"Linh hồn và cõi âm " được lấy từ nguồn : trang Web www. saigonocean.com (ở hải ngoại) , số tháng 6 / 2011 )
Người ta
đã sinh ra thì tất sẽ chết. Nên mọi người đều rất quan tâm và đa số sợ chết. Do
đó sinh ra các triết nhân và triết thuyết về cái chết, các thánh nhân và tôn
giáo về thiên đàng, địa ngục, các mê tín dị đoan về ma quỷ.
Chúng tôi
cũng như mọi người thường suy nghĩ về Cái chết, về Linh hồn, về Cõi đời sau khi
chết nhưng hơi nhiều hơn mọi người.
Tôi, Bùi
Duy Tâm, sinh ra trong một gia đình ba đời theo Đạo Thiên Chúa, đã đọc Thánh
Kinh (Cựu Ước và Tân Ước) ba lần, đi nhà thờ rất đều mỗi sáng chủ nhật cho đến
năm 30 tuổi. Sau này làm bạn tâm giao với cố Linh mục Bửu Dưỡng và Hoà thượng
Thích Mãn Giác, nên tôi có điều kiện đàm luận về Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.
Tôi đã được hiểu cái tinh tuý của Lý Dịch và Đạo
Nho với cố Bác sĩ Nguyễn Văn Ba. Tôi đã đọc rất kỹ các cuốn Tử Thư của Ai Cập
và Tây Tạng cũng như nhiều sách khác cùng loại. Tôi đã sang Ai Cập, Ấn Độ, Tây
Tạng… để tìm hiểu thêm về Huyền Bí Học và Siêu Hình Học. Nhưng tất cả đều mù mờ
về “Linh hồn” và “Cõi đời sau khi chết”. Không có đủ chứng cứ cụ thể có thể thuyết
phục tôi. Tôi không chấp nhận các giáo điều của chính trị và tôn giáo. Tôi
không yên tâm với tín ngưỡng và chán ngấy các loại sách viết huyên thuyên xích
đế chẳng có gì cụ thể.
Tôi trở
thành một người theo phái bất khả tri: “Con người nhận biết thế giới và vũ trụ
với khả năng rất giới hạn nên không thể biết được sự tuyệt đối về Thượng Đế,
Linh hồn và Cõi đời sau khi chết”.
Và như vậy,
việc nghiên cứu tìm hiểu sự hiện hữu của Linh hồn và Cõi Âm của tôi chưa đi đến
đâu cả, chưa thấy một sự kiện gì đủ thực tế để bấu víu.
Đầu thế kỷ
21, tình cờ cầm tờ Y Tế Nguyệt San số 5, tháng 5, 2001 của Hội Y Sĩ Việt Nam tại
Hoa Kỳ và đọc bài viết “Thế giới vô hình và việc tìm kiếm mồ mả ở Việt Nam” của
Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên (nguyên Phó thủ tướng đặc trách Văn hoá, Giáo dục, Y tế,
Xã hội thời Việt Nam Cộng Hoà). Trong bài báo, Bác sĩ Viên tả lại việc tìm mộ
gia đình của Kỹ sư Trần Lưu Cung (nguyên Tổng giám đốc Giáo dục kỹ thuật và Thứ
trưởng Đại học thời Việt Nam Cộng Hoà) do hướng dẫn của các nhà ngoại cảm (ông
Ngà, cậu Liên, cậu Nguyện…).
Các nhà
ngoại cảm tìm mộ đều nói chính vong linh của người quá cố đã chỉ cho họ những
chi tiết để hướng dẫn gia đình tìm mộ. Đặc biệt trong bài báo, Bác sĩ Viên còn
đề cập đến bài tự thuật “Tôi đi gặp người thân đã mất (vong) tại nhà cô Phương ở
Bắc cầu Hàm Rồng tỉnh Thanh Hoá.
Ông Nguyễn
Hùng Phong. Ông Phong đã tường thuật lại việc ngày 16-12-1999 đến nhờ cô Phương
giúp cho được gặp lại vong linh của vợ là bà Vũ Thị Hạnh, nguyên Trưởng phòng
Giáo dục quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đã mất đột ngột tại nơi làm việc
tháng 3 năm 1999 do bệnh tim...
Sau khi đọc
xong bài báo, tôi mừng quá, liền gọi điện thoại ngay cho ông Trần Lưu
Cung. Ông Cung xác nhận sự kỳ diệu của việc tìm mộ và còn gửi cho tôi xấp
tài liệu riêng của gia đình kèm theo rất nhiều hình ảnh.
Như vậy
là đề tài “Linh hồn và Cõi âm” đã có cơ hội hé mở sau bao thất vọng. Còn đợi gì
nữa mà không về Việt Nam , đến cầu Hàm Rồng để tìm gặp cô Phương cho ra nhẽ?
*
Tháng 10
năm 2003 tôi về Hà Nội để làm lễ Cửu Tuần Đại Thọ cho mẹ tôi. Tới Hà Nội đêm
hôm trước, thì sáng sớm hôm sau tôi lên đường đi Thanh Hoá để gặp cô Phương.
Tôi mời mẹ tôi đi cùng, lấy cớ đưa mẹ đi Sầm Sơn để ôn lại các kỷ niệm xưa. Trước
khi rời Hà Nội, mẹ con tôi ghé lại tiệm may áo dài. Tôi mang từ Mỹ về xấp vải
nhung đỏ để may cho mẹ một áo dài mặc trong lễ Cửu Tuần Đại Thọ sắp tới.
Trên đường
đi Thanh Hoá, tôi ghé vào em Bùi Duy Tuấn nhằm cầu xin cha tôi (mất năm 1990 tại
Sài Gòn) về điện cô Phương, cầu Hàm Rồng để các con và mẹ được gặp cha. Chúng
tôi không dám nói với mẹ mục đích của chuyến đi vì mẹ tôi sùng Đạo Chúa (Tin
Lành), không chấp nhận những chuyện “ma quỷ” như vậy.
Khi đến
nơi, hai anh em tôi thấy quang cảnh đúng như trong bài báo của Bác sĩ Nguyễn
Lưu Viên: Khoảng 30-40 người ngồi im lặng, nghiêm chỉnh, có vẻ lo âu chờ đợi
trước một cánh cửa đóng kín. Một người đàn bà (sau này tôi biết là chị chồng
cô Phương) dáng mập ngồi chắn trước cửa, thỉnh thoảng hô lên “Nhà ai có vong
tên… thì vào”. Thế là vài ba người hay dăm bảy người mừng rỡ hấp tấp đi vào…
Chúng tôi
mời mẹ vào ăn sáng tại một nhà nghỉ khá lớn ở ngay trước điện cô Phương (nhà
nghỉ này của nhà chồng cô Phương tiếp các khách ở xa đến phải chờ đợi vong nhà
mình có khi tới ba ngày, cả tuần lễ hay đôi khi thiếu may mắn không gặp được
vong, đành phải ra về tay không). Hai anh em tôi lén đi thắp nhang trước điện để
cầu khẩn cha tôi về theo thủ tục như mọi người. Thỉnh thoảng cửa hé mở để dăm
ba người đi ra. Người thì tỏ ra hớn hở. Người thì nước mắt sụt sùi.
Tôi sốt
ruột đi hỏi xem có phải đăng ký hay làm thủ tục gì nữa không, thì mọi người đều
xác nhận không phải làm gì cả, mà cứ kiên nhẫn ngồi chờ. Khi vong nhà mình về
thì người ta gọi vào.
Tôi thắc
mắc là tôi chưa khai tên của cha tôi thì ai biết mà gọi. Mọi người cười, chế nhạo
tôi là hỏi thật ngớ ngẩn!
Chúng tôi
chờ từ 10 giờ sáng đến ba giờ chiều thì người đàn bà ngồi trước cửa đứng lên
nói to: “Cô Phương nghỉ làm. Xin mời quý vị ngày mai trở lại”. Thế là anh em
tôi ngao ngán cùng với vài ba chục người đứng dậy ra về.
Chúng tôi
đưa mẹ ra Sầm Sơn nghỉ ngơi và thăm lại cảnh xưa chốn cũ. Thật cảm động khi trở
về nơi mà tôi đã sống những ngày thơ ấu cách đây hơn nửa thế kỷ (gần 60 năm).
Sáng hôm
sau chúng tôi trở lại điện cô Phương. Lần này chúng tôi phải thú thật với mẹ
chuyện hai anh em đang làm. Mẹ tôi dẫy nảy lên: “Đến chỗ ma quỷ! Tao không vào
đâu!” Chúng tôi lại phải đành mời mẹ ngồi ăn sáng ở nhà nghỉ như ngày hôm
trước.
Lần này
tôi sốt ruột lắm rồi. Tôi đi ra đi vào, hỏi chuyện người này người nọ. Tôi gặp
bố mẹ chồng cô Phương. Ông Nghinh (bố chồng) mời tôi uống nước, đang kể chuyện
cô Phương thì bỗng nghe có tiếng gọi: “Bà Tỉnh đâu, người nhà ông Tỉnh đâu?”
(cha tôi tên là Bùi Văn Tĩnh, nhưng vì nói giọng Thanh Hoá nên nghe gọi tên là
Tỉnh). Phải gọi đến vài ba lần thì anh em tôi mới biết là gọi mình. Tôi
chạy tới cánh cửa. Em Tuấn chạy ra hối hả gọi mẹ: “Mợ ơi, Cậu về gọi mợ đấy!”.
Mẹ tôi hốt hoảng đứng bật dậy chạy theo em tôi, quên mất lập trường chống ma quỷ
của mình.
Qua cánh
cửa, chúng tôi bước vào một căn phòng khá rộng rãi, trống rỗng. Ngoài cái bệ
trên tường để trái cây và các phong bì (chắc là tiền thưởng), thì không có bàn
thờ hay trang trí gì khác của một cái am, cái điện. Cô Phương ăn mặc diêm dúa
như các cô gái Hà Nội, mặt hoa da phấn, đang ngồi tỉnh táo trên chiếu cùng với
một gia đình đông trên chục người. Cô cất tiếng: “Gọi mãi mà các bác không vào,
nên vong nhà khác tranh vào trước. Thôi, các bác vui lòng ngồi chờ nhé!”
Thế cũng
tốt, chúng tôi có dịp được quan sát thêm. Cô Phương gọi tên hết người này đến
người nọ trong gia đình ngồi chung quanh cô. Khi gọi trúng tên ai thì giơ tay
thưa: “Dạ, con đây (hay em đây, cháu đây…)”. Và người đó nói chuyện với vong
(qua miệng cô Phương). Tôi nghe thấy đa số trả lời: “Dạ, đúng vậy…” có vẻ cung
kính lắm.
Có một
chuyện cười ra nước mắt. Vong gọi: “Thằng Thanh đâu?” Một thanh niên chừng
25 tuổi đứng bật dậy: “Dạ, con đây!”. Vong nói: “Mày không biết thương vợ con.
Mày tằng tịu với con Mai ở cùng cơ quan”. Chàng thanh niên sợ hãi líu ríu
nhận tội. Người phụ nữ ngồi cạnh (chắc là vợ) oà lên khóc nức nở. Sau gần
một giờ, gia đình đó mới kéo nhau ra.
Bỗng cô
Phương nhìn chằm chằm vào mẹ tôi rồi kêu to lên: “Mợ ơi! Con của Mợ đây!
Thắng đây! (Thắng là đứa em út của chúng tôi, mất lúc chưa đầy một tuổi).
Mẹ tôi vừa xúc động vừa ngạc nhiên: “Trời ơi!
Con tôi… Nhưng con mất từ hồi mới… tám tháng…”
Vong nói
qua miệng cô Phương: “Bây giờ con lớn rồi. Hôm qua con biết Mợ và hai anh đến,
nhưng con phải đi mời Cậu. Cậu không chịu về. Con phải nói: Mợ già yếu, còn anh
Tâm ở xa về nên Cậu mới chịu. Cậu và Ông Nội cũng về đây với con”.
Rồi quay
sang phía hai anh em tôi, cô Phương nói: “Hai anh chẳng nhớ gì đến em. Hai anh
chỉ khấn Cậu thôi!”
Đúng vậy!
Chúng tôi đâu có nghĩ đến thằng em út đã mất từ lúc tám tháng. Thật bất ngờ cho
chúng tôi.
Quay trở lại
mẹ tôi, cô Phương nói: “Con thích tên là Bùi Duy Thắng như các anh con là Bùi
Duy Tâm, Bùi Duy Tuấn. Sao Mợ lại đặt tên con là Bùi Tất Thắng?”
Mẹ tôi luống
cuống: “Tại bố con đấy!” (Hồi đó cả nhà trách bố tôi vì đặt tên thằng út
là Tất Thắng. Tất còn có nghĩa là hết, tức là chết. Nên nó mới mất sớm.
Nhân tiện tôi nói thêm là việc đặt tên rất quan trọng, còn quan trọng như thế
nào thì tôi không biết. Nhưng tôi có biết ông Đỗ Trí ở Sơn Tây có tài chỉ cần đọc
tên là ông biết con người ấy như thế nào, như xem chỉ tay hay số tử vi vậy.)
Vong em
tôi nói tiếp qua cô Phương: “Thôi, Mợ đã khắc tên con trên bia mộ rồi!”
Đúng thế.
Tên em tôi đã được khắc trên bia mộ, nằm cạnh ông bà ngoại tôi trong nghĩa
trang Bất Bạt.
Đến lượt
bố tôi vào. Vong bố tôi qua thân xác cô Phương nắm tay mẹ tôi, rồi nói: “Hơn mười
năm rồi mới gặp lại bà. Tôi nhớ bà lắm…”. Mẹ tôi khóc nức nở. Chúng
tôi cũng khóc. Bố tôi bỗng trách đùa mẹ tôi: “Bà diện lắm! Mới đi
may áo đỏ…”
Trời
ơi! Sao bố tôi biết nhanh thế? Trong gia đình tôi đã có ai biết chuyện
may áo đỏ của mẹ tôi đâu! Tôi mới về Hà Nội tối hôm trước thì sáng hôm sau trên
đường đi Thanh Hoá ghé qua tiệm may, bỏ xấp vải nhung đỏ để may áo cho mẹ kịp mặc
vào Lễ Đại Thọ. Mẹ tôi đương líu ríu chống chế thì bố tôi bồi thêm một câu đùa
yêu tiếp: “Bà còn muốn tô son đánh phấn nữa!”
Mẹ tôi
rên rỉ: “Cái gì ông cũng biết! Đúng rồi! Tôi vừa xin con cháu Trinh Hương, con
gái anh Minh, một chút son phấn để hôm Lễ Đại Thọ thoa một chút. Mặt mũi răn
reo quá, sợ thằng con trai cả của ông nó ngượng với bạn bè”. (Chuyện này mẹ tôi
giấu kín mọi người, trong khi anh em tôi không hay biết gì, thế mà bố tôi cũng
biết!)”
Rồi cô
Phương quay sang tôi: “Tâm ơi! Cậu buồn quá vì chuyện con Hà nhà con. Nó lôi
thôi với chồng nó thì chỉ khổ cho ba đứa con thôi”. (Hà là con gái tôi. Chuyện
của nó mới xảy ra trước khi tôi về Hà Nội. Vợ chồng tôi nghe phong phanh, nhưng
chưa có dịp trao đổi với nhau. Thế mà mọi chuyện người Âm đều biết, không giấu
giếm được!)
Một lúc
sau thì ông nội tôi về. Qua miệng cô Phương: “Tao là Bùi Văn Khanh, ông nội
đây. Cả bà nội Nguyễn Thị Ngọt cũng về đây!”
Tôi vội
thưa: “Thưa Ông, con nghe anh Đại con cô Hai nói tên Ông là Khánh, nhưng lâu
ngày trên giấy khai sinh của Bố con mất dần dấu sắc, nên đọc là Khanh” (cô Hai
là chị ruột bố tôi.)
Ông nội
tôi gắt lên: “Tên tao là Khanh, chứ không phải là Khánh”. Rồi quay sang mắng mẹ
tôi: “Chị về làm dâu nhà tôi mà không đoái hoài mồ mả tổ tiên nhà chồng. Từ
ngày cưới chị, chị chỉ về quê nội có một lần!”
Mẹ tôi sợ
hãi chống chế: “Gia đình con ở Hà Nội, Hải Phòng. Quê nội ở mãi Bái Đô, Lam
Kinh – Thanh Hoá, nên đi lại khó khăn. Và, con sinh con đẻ cái đều đều ba năm
hai đứa nên không về thăm quê được. Con xin nhận tội với ông bà”.
Cứ như thế
trong 90 phút vui buồn, khóc lóc...
Hai anh
em tôi và mẹ hớn hở ra về. Có lẽ vì cao hứng nên chúng tôi ghé thăm nhà thơ Hữu
Loan, người bạn cũ ở Thanh Hoá. Đáng nhẽ về thẳng Hà Nội, nhưng chắc còn luyến
tiếc những giờ phút quý báu xúc động buổi sáng đó nên chúng tôi quay trở ngược
lại cầu Hàm Rồng để chụp ảnh với cô Phương. Kỳ này mẹ tôi không phản đối
nữa mà còn hăm hở muốn gặp cô Phương.
Cô Phương
vui vẻ cho biết thêm: “Cụ ông lại vừa về cho biết đã đăng ký chỗ dạy học cho bà
rồi”
Lại thêm
một ngạc nhiên: Mẹ tôi vốn là một giáo viên hồi hưu. Ngày xưa, mẹ tôi là người
đàn bà Tây học. Khi lấy chồng, sinh con thì ở nhà. Khi các con khôn lớn
thì bà mới đi dạy lại vì sự khuyến khích của bố tôi. Thôi, không còn nghi
ngờ gì nữa. Đúng là vong linh của bố tôi rồi! Lúc nào bố tôi cũng muốn mẹ
tôi sử dụng cái tri thức của mình.
Ngày hôm đó là ngày trọng đại của đời tôi. Tôi
thấy cụ thể sự hiện hữu của Linh hồn và cõi âm. Dù cho sau này cô Phương
có nói bậy gì đi nữa, các cô gọi hồn khác, các nhà ngoại cảm khác đôi khi có
nói bậy vì mưu sinh thì kết quả của ngày hôm đó vẫn không thể chối cãi được, nếu
không nói là được tuyệt đối chấp nhận. Khác nào như ta cố gắng gọi điện
thoại cho người thân, đường dây rất khó khăn, rất xấu, nhưng chỉ một lần thôi
ta nghe rõ tiếng người thân trò chuyện với ta về những chuyện gia đình mà người
ngoài không thể biết được, thì cũng khá đủ cho ta biết rằng người thân của ta vẫn
tồn tại. Tuy ta không nhìn thấy được vì giới hạn của ngũ quan, nhưng người thân
quá cố của ta vẫn tồn tại với các ký ức, với các kỷ niệm dưới một dạng nào đó
mà ta không biết, ta tạm gọi là “Linh hồn”, trong một thế giới nào đó mà ta
cũng không biết, tạm gọi là “cõi âm” (để phân biệt với cõi Dương mà ta đang sống)
hay theo kiểu Tây Phương gọi là “Cuộc đời sau khi chết” (“Life after death”).
Sau này mỗi
lần về thăm quê hương, tôi đều đưa mẹ tới gặp cô Phương. Lần sau cùng mẹ tôi gặp
cô ấy là cuối năm 2005. Khi đó mẹ tôi vẫn còn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Trước khi
ra về, cô Phương nói nhỏ với tôi: “Cụ ông nhớ bà lắm. Cụ ông sắp đưa bà về rồi.
Một cách bình yên”. Ít lâu sau, mẹ tôi mất rất nhanh.
Sau này
tôi có gặp nhiều nhà ngoại cảm khác ở Việt Nam, họ cũng có khả năng như cô
Phương – cô Bằng, cô Thao, cô Mến trên đường từ Hà Nội qua Hải Dương đến Hải
Phòng. Tôi cũng đã gặp các nhà ngoại cảm tìm mộ như Cậu Liên, anh Nguyễn Khắc Bảy,
cô Phan Thị Bích Hằng…
Tôi cũng
đã gặp các nhà khoa học nghiên cứu về tâm linh như TS Nguyễn Chu Phác, GS Ngô Đạt
Tam, GS Phi Phi, TS Ngô Kiều Oanh… làm việc ở các cơ quan khác nhau. Tôi đã được
đọc câu kết luận của một tài liệu ở Việt Nam (không phổ biến công khai) như
sau: “Thế giới tâm linh là có thật. Đó là một thực tế khách quan cần được các
nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Chúng ta hãy bình tĩnh, khách quan lắng
nghe những lời nhắn nhủ từ thế giới tâm linh để có cuộc sống nhân ái hơn, lương
thiện hơn”.
Bùi Duy
Tâm
Luật nhân qủa (law of cause & effect) nghiệp
báo (karma) và Luân hồi (rebirth/samsara) là ba định luật nòng cốt mà Đức
Phật thuyết giảng trong 49 năm hành Đạo.
-Minh
An.HDB
*
Luật nhân
qủa là định luật mà các nhà khoa học đã nhìn nhận.
Nghiệp
báo là tổng thể các hành động mà một người đã làm trong qúa khứ hay hiện tại và
người đó phải nhận lãnh những hậu qủa.
Còn luật
luân hồi hay tái sinh được đạo Phật dẫn giảng: Cái ta gọi là chết thì chỉ là sự
chấm hoạt động của năng lượng vật lý. Nhưng những năng lượng khác như ý
chí, ham muốn, khao khát thì vẫn tồn tại để tái xuất hiện và đưa đến hiện tương
tái sinh.
Có thể
nói đây là hệ qủa của luật nghiệp báo: con người phải tiếp tục tái sinh cho đến
khi nào hết nghiệp.
Thi hào
Nguyễn Du cũng dung luật nhân qủa của Đạp Phật để giải thích nỗi trầm luân của
Thúy Kiều mà nguyên nhân là do lời vu khống độc địa của tên bán tơ dạo:
Đồ tế
nhuyễn, của riêng tây
Sạch sành
sanh vét cho đầy túi tham
Điều đâu
ai buộc, ai làm?
Hỏi ra mới
biết là thằng bán tơ
khiến cho
cửa nhà cha mẹ nàng bị tan nát và nàng phải bán mình để chuộc cha và rồi bị biết
bao tai hoạ khác vùi dập đời nàng trong suốt 15 năm trời luân lạc:
Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay thác xuống làm ma không chồng!
Cảnh Kiều báo ân, trả oán đã làm người đọc rất
thích thú vì nỗi ân oán của nàng Kiều đã được giải tỏa. Đọan mô tả phiên
tòa xử ân oán này thật là linh động và ấn tượng:
Quân trung gươm lớn, giáo dài
Vệ trong thị lập, cơ ngoài song phi
Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi
Bác đồng chật đất, tinh kỳ dợp sân
Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời
Cho hay muôn sự tại Trời
Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta
Mấy người bạc ác tinh ma
Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương!
Trong thực tế, đọc Kinh Sám Hối cũng có thể làm
cái “qủa” nhẹ đi.
Nhưng nếu
miệng niệm sám hối mà tâm không có sám hối thì thường lại bị qủa báo nhãn tiền. Bởi vậy, thế nhân cần phải tu để tránh vạ miệng
hay “khẩu thiệt”.
Để tránh
nghiệp báo Phật đã chỉ ra con đường là Bát Chánh Đạo phải tuân theo.
Đó là: (1) Khát khao đúng mức (right aspiration)
– (2) Quan niệm đúng (right view) ( – (3) Nói đúng sự thật (right speech) – (4)
cư xử đúng (right conduct) – (5) sống ngay thẳng (right livehood) – (6) làm việc
hăng hái (right action)– (7) chú tâm kiên trì (right mindfulness) – (8) suy
nghĩ cặn kẽ (right contemplation).
*
Nhân qủa
hay nghiệo báo diễn ra như thế nào?
Con người
từ nguyên thủy vì u minh (u tối) nên đã gây ra vô số tội ác và Đấng Tạo Hóa tức
Trời đã phải đặt ra luật nhân qủa hay báo oán để bảo đảm sự công bằng cho mọi
người. Đó là lẽ “ở lành, gặp lành; ở ác gặp ác.”
Có người
đập chết một con mèo nó ăn vụng con cá chiên lúc vợ đang mang thai; đứa con
sinh ra bị èo uột suốt đời.
Vì u minh
nên con người bị các ma vương (lục tặc): “tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến”
sai khiến làm những điều ích kỷ, hại nhân.
Phải có
công phu tu trì kiên định và vô tư mới hy vọng đạt chánh qủa.
Vài trích
dẫn của các bậc hiền triết ở Đông cũng như Tây Phương để suy ngẫm và tự soi
xét:
Khổng Tử viết: Người là điều thiện (lành) thì Trời
sẽ ban phước cho. Kẻ làm điều bất thiện (ác) thì Trời sẽ bắt gặp tai vạ.
Tây Sơn
Chính nói: Chọn điều thiện mà giữ mãi, không ngày nào quên; tai luôn nghe điều
thiện, tránh mắc ba điều ác: miệng nói ác, mắt nhNì ác, việc làm ác. Người
thích làm việc thiện thì thế nào Trời cũng biết cho.
Sách gia
huấn của Tư Mã Ôn ghi: Chứa vàng để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đã giữ
được. Chứa sách để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đã học được. Cách
để lại cho con cháu lâu dài không gì bằng chứa âm đức ở trong chỗ mình.
Ông Thái
Công nói: Người nhân từ thì sống lâu. Kẻ hung bạo thì sẽ bị diệt
vong.
Nếu người làm điều bất thiện mà được tiếng hiển
vinh, thì nếu người không hại, tất Trời sẽ hại.
Đức Đông
Nhạc dạy: Trời Đất không tư vị. Thần minh luôn luôn soi xét thiện, ác; thực,
hư. Không phải vì tế lễ mà ban phúc; không phải vì làm thất lễ mà giáng
tai vạ.
Tóm kết:
Nhân qủa, nghiệp báo là những định luật tự nhiên tương tự như luật vạn vật hấp
dẫn (law of gravitation).
Con người
có tự do để hành động vì thế phải chịu trách nhiệm về mọi hành động và lời nói
của mình ở kiếp này hay kiếp sau.
Ngoài tòa
án Thiên Đình, còn tòa án Đời. Nhữnh hành động có tính bạo hành hay những
lời lẽ vu khống hay nhục mạ có ác ý đều bị luật đời trừng phạt đích đáng và
trách nhiệm có tính liên đới; những người liên can có thể bị chia sẽ hậu
quả.
Những người
khóac áo nhà tu hay những người có phát nguyện tu tập mà phạm tội thì tất phải
bị tội nặng hơn.
Muốn
tránh tai họa, không gì bằng luôn luôn giữ Tâm Thiện, Ý Lành; Ngôn Ngay, Hành
Thẳng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.